Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động Công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Tháo gỡ vướng mắc từ cơ chế thực hiện các Chương trình MTQG: Lúng túng sử dụng, quản lý tài sản công (Bài cuối)

Cù Hương - Sỹ Hào - 12:06, 18/11/2023

Tài sản hình thành từ các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất được hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước (NSNN) nên phải quản lý theo quy định đối với tài sản công. Tuy nhiên, các dự án có sự tham gia đóng góp của các đối tượng ngoài Nhà nước. Vì vậy, khi triển khai, các địa phương rất lúng túng trong thực hiện các quy định về cơ chế sử dụng NSNN và quản lý tài sản công sau khi dự án kết thúc.

Điều chỉnh cơ chế tạo động lực, thu hút sự tham gia của đối tượng ngoài nhà nước vào thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại các địa bàn nghèo, vùng đồng bào DTTS và miền núi. (Ảnh minh họa)
Điều chỉnh cơ chế tạo động lực, thu hút sự tham gia của đối tượng ngoài Nhà nước vào thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại các địa bàn nghèo, vùng đồng bào DTTS và miền núi. (Ảnh minh họa)

Lúng túng thực hiện quy định đấu thầu

Trong Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg, hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị được quy định tại Nội dung số 01, thuộc Tiểu dự án 2 – Dự án 3. Bên cạnh người dân thì đối tượng thụ hưởng còn có doanh nghiệp, hợp tác xã (với điều kiện có 70% tổng số lao động trở lên là người DTTS).

Tương tự, trong Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 90/QĐ-TTg, tại Dự án 2 “Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo”, ngoài người dân thì còn có nhóm hợp tác, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp,… Trong Hồ sơ dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế đặc thù trong quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG (gọi tắt là Dự thảo Nghị quyết) gửi các bên liên quan ngày 31/10/2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) xác định đây là những đối tượng ngoài nhà nước (còn gọi là chủ trì liên kết, người dân).

Theo quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 38/2023/NĐ-CP, ngày 24/6/2023) của Chính phủ, hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình MTQG là việc sử dụng NSNN hỗ trợ một phần vốn cho các đối tượng của chương trình. Việc hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ là phương thức hỗ trợ thông qua đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc đấu thầu lựa chọn cơ quan, đơn vị có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện hoạt động hỗ trợ người dân sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ.

 Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của chủ thể liên kết, người dân sau khi được chuyển giao tài sản hình thành từ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất. (Ảnh minh họa)
Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của chủ thể liên kết, người dân chuyển giao tài sản hình thành từ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất. (Ảnh minh họa)

Trong quá trình thực hiện, Bộ KH&ĐT nhận được kiến nghị của địa phương, là chưa hướng dẫn được việc mua sắm hàng hóa (vật tư, trang thiết bị, dịch vụ, giống cây trồng, vật nuôi,…) từ nguồn vốn hỗ trợ NSNN cho các đối tượng ngoài nhà nước (các chủ trì liên lết, người dân) do chưa có quy định cụ thể về thẩm quyền, quy trình thực hiện.

“Ngoài ra, các hàng hóa để thực hiện hoạt động hỗ trợ sản xuất ngoài vốn hỗ trợ từ NSNN còn được đầu tư từ vốn tự có của chủ trì liên kết, người dân. Việc bắt buộc phải áp dụng quy định về mua sắm tài sản này, sẽ làm hạn chế thu hút các chủ trì liên kết tham gia thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm cho người dân thuộc đối tượng hỗ trợ các Chương trình MTQG”, Dự thảo Nghị quyết đánh giá.

Vì vậy, Dự thảo Nghị quyết đề xuất, đối với các địa phương áp dụng cơ chế giao đối tượng ngoài nhà nước tự thực hiện việc mua sắm hàng hóa phục vụ hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thì chủ trì liên kết, người dân tự thực hiện và tự quyết định theo nguyên tắc bảo đảm công khai, minh bạch, phù hợp với dự án. 

Trên cơ sở đề nghị của chủ trì liên kết, người dân, cơ quan quản lý dự án thực hiện thanh quyết toán phần vốn hỗ trợ từ NSNN theo tiến độ. Quốc hội giao Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, quy trình, thủ tục thanh toán phần hỗ trợ từ NSNN cho chủ trì liên kết, người dân để thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất.

Xây dựng nông thôn mới ở địa bàn miền núi cần trợ lực từ các Chương trình MTQG. (Ảnh minh họa)
Xây dựng nông thôn mới ở địa bàn miền núi cần trợ lực từ các Chương trình MTQG. (Ảnh minh họa)

Khó khăn theo dõi giá trị tài sản công

Theo đánh giá của Bộ KH&ĐT, việc điều chính cơ chế này là sự bổ sung quy định để các địa phương có cơ sở pháp lý rõ ràng trong việc sử dụng NSNN trong các Chương trình MTQG, chưa được làm rõ trong Luật Đấu thầu, Luật NSNN. Đồng thời, cơ chế này sẽ tạo động lực, thu hút sự tham gia của đối tượng ngoài nhà nước vào thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại các địa bàn nghèo, vùng đồng bào DTTS và miền núi, qua đó đạt hiệu quả cao hơn trong thực hiện các Chương trình MTQG.

Trong Dự thảo Nghị quyết, Bộ KH&ĐT cũng cho biết, tài sản hình thành từ các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình MTQG được hỗ trợ từ NSNN nên phải quản lý theo quy định đối với tài sản công. Tuy nhiên, các dự án có đầu tư vốn của đối tượng ngoài nhà nước nên các địa phương gặp khó khăn trong theo dõi phần giá trị tài sản được hỗ trợ từ NSNN trong và sau khi kết thúc vòng đời của dự án. Hơn nữa, các tài sản hình thành từ dự án được giao cho chủ trì liên kết, người dân quản lý, sử dụng nên không phù hợp với quy trình, quy định quản lý hiện hành.

Vì vậy, Dự thảo Nghị quyết đề xuất cơ chế chuyển giao quyền quản lý, sử dụng và sở hữu tài sản cho chủ trì liên kết, người dân, đồng thời quy định tài sản hình thành khi kết thúc dự án không phải là tài sản công. Việc điều chỉnh cơ chế được quy định cụ thể, chi tiết đối với từng loại tài sản được hình thành từ các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình MTQG.

“Chính sách chuyển giao tài sản sau khi kết thúc dự án sẽ bảo đảm được sự tiếp nối chính sách hỗ trợ của Nhà nước tới hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS, hộ dân vùng nông thôn tiếp tục duy trì hoạt động phát triển sản xuất. Đây được xem là chính sách hỗ trợ an sinh, tạo sinh kế ổn định cho các đối tượng yếu thế”, Dự thảo Nghị quyết nhận định.

Dự thảo Nghị quyết cũng đánh giá, việc duy trì, phát triển sản xuất sau khi Nhà nước chuyển giao tài sản hình thành từ dự án có thể không đạt như kỳ vọng nếu như người dân không mong muốn thoát nghèo, chủ động tạo sinh kế. Do đó, Dự thảo Nghị quyết đề xuất cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của đối tượng thụ hưởng, từ đó thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về giảm nghèo bền vững, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi, tiến tới hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, tăng hiệu quả các Chương trình MTQG, Dự thảo Nghị quyết cũng đề xuất bổ sung quy định sử dụng vốn đầu tư công nguồn ngân sách tự cân đối của địa phương ủy thác qua hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người DTTS thực hiện một số hoạt động phát triển sản xuất, tạo việc làm, ổn định sinh kế trong triển khai nội dung, các dự án thành phần của các Chương trình MTQG.

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.