Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Tìm giấc mơ con chữ bằng đôi chân

Thùy Dung - Lê Hường - 10:59, 04/12/2019

Không may mất đi đôi tay từ bé, Đinh Thị H’Lanh, dân tộc Ba Na, lớp 12, Trường THPT Lương Thế Vinh, huyện Kbang (Gia Lai) vẫn vượt lên số phận, tìm đến giấc mơ con chữ bằng đôi chân nhỏ bé của mình.

Bạn bè luôn hỗ trợ H’Lanh trong học tập
Bạn bè luôn hỗ trợ H’Lanh trong học tập

Sinh ra trong gia đình có 5 anh em tại làng Krối 1, xã Đak Smar, huyện Kbang, tất cả đều bình thường, duy chỉ H’Lanh không có đôi tay như bao đứa trẻ khác. Vì thiếu đôi bàn tay nên hành trình tập đi của H’Lanh cũng đầy khó khăn. Tuy nhiên, bằng sự kiên trì, H’Lanh đã thành công. H’Lanh luôn suy nghĩ, phải học cho thật giỏi, thì mới có tương lai tươi sáng được. 

“Lên 7 tuổi, em đã có thể tự lo cho bản thân. Khi thấy các bạn đến trường, em cũng háo hức xin mẹ cha đi học. Đến năm 8 tuổi, em được nhà trường cho vào học”, H’Lanh chia sẻ.

H’Lanh kiên trì tập viết bằng chân, em phải nỗ lực hết mình để theo kịp các bạn cùng trang lứa. Mới đầu, cây bút cứ chạy vòng, nguệch ngoạc trên vở không nghe theo sự chỉ dẫn của đôi chân. Không ít lần H’Lanh bật khóc vì đau nhức các khớp ngón chân, bàn chân khi cố gắng điều khiển cây bút. Mỗi lần như vậy, cha mẹ, thầy cô, bạn bè lại ở bên cạnh động viên, cổ vũ. 

Đến nay, đã là năm học thứ 12, H’Lanh cũng đã thành thạo trong việc viết chữ bằng đôi chân. Từ khi theo học ở Trường THPT Lương Thế Vinh, các thầy, cô giáo cũng luôn tạo điều kiện cho em học tập thuận lợi; nhà trường còn dành 1 phòng ở khu tập thể để người thân của em đến ở, hỗ trợ em. Ngoài ra, góp quỹ để hỗ trợ sinh hoạt cho em. 

Thầy Nguyễn Đình Thuận, Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh cho biết: Bằng ý chí, nghị lực của mình, H’Lanh đang là người tỏa ra năng lượng tích cực cho các thầy cô và bạn bè. 

Với sự kiên trì, nghị lực của mình, Đinh Thị H’Lanh là tấm gương sáng hiếu học; là bông hoa trong nghịch cảnh, nhưng tràn đầy sức sống và truyền cảm hứng cho rất nhiều thế hệ học sinh nơi vùng cao. 

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.