Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Hàng ngàn học sinh tiểu học chuyển về quê học

Nguyệt Anh (T/h) - 09:53, 14/01/2022

Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh, từ đầu năm học 2021-2022 tới nay đã có khoảng 7.500 học sinh bậc tiểu học rút hồ sơ, học bạ chuyển về quê học.

Học sinh bậc tiểu học tại TP. Hồ Chí Minh hiện vẫn đang học trực tuyến
Học sinh bậc tiểu học tại TP. Hồ Chí Minh hiện vẫn đang học trực tuyến (Ảnh minh họa)

Theo khảo sát, học sinh tiểu học chuyển trường phần lớn là con em công nhân và người lao động tự do. Lý do chuyển trường nhiều nhất là thời gian học trực tuyến kéo dài trong khi phụ huynh vẫn phải đi làm, không thể trông coi, sát sao việc học của học sinh nên phải gửi con em về quê cho người thân hỗ trợ. Một lý do khác là vì tác động của đợt bùng phát dịch Covid-19 vừa qua dẫn đến làn sóng hồi hương.

Đợt dịch lần thứ tư bùng phát trùng thời điểm kết thúc học kỳ II năm học 2020-2021. Đến nay, TP HCM đã mở cửa trường cho các khối lớp từ 7 đến 12. Tính đến ngày 4/1, tỷ lệ học sinh từ lớp 7-12 đi học trực tiếp trở lại đạt hơn 85% cả hai cấp THCS và THPT. Khối 6, toàn bộ học sinh tiểu học và mầm non vẫn chưa đi học lại. Các em học trực tuyến hoặc nghỉ ở nhà hoàn toàn suốt 8 tháng qua.

Ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng (Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh) khẳn định, dù tạm thời học ở địa phương hay chuyển học bạ về quê, học sinh cũng sẽ được tạo điều học tập tốt nhất trong tình hình dịch bệnh như hiện nay. TP. Hồ Chí Minh cũng đang xây dựng lộ trình để các khối lớp khác đi học trở lại sau Tết Nguyên đán 2022. 

Theo Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 15/12/2021, khoảng 2,2 triệu người hồi hương do ảnh hưởng của đợt dịch thứ tư kéo dài. Trong đó, khoảng 447.000 người trở về từ Hà Nội, 524.000 người về từ TP HCM; 600.000 người trở về từ các tỉnh thành phía Nam và hơn 676.000 người từ các địa phương khác.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.