Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Trang nghiêm- Nghi thức rước kiệu trong Lễ hội đền Kỳ Cùng-Tả Phủ

NA (T/h) - 22:01, 22/02/2022

Chiều 22/2 (tức 22 tháng Giêng năm Nhâm Dần), tại Lạng Sơn diễn ra Lễ hội truyền thống giữa hai đền Kỳ Cùng-Tả Phủ; đây là lễ hội lớn nhất tỉnh được tổ chức mỗi năm một lần, diễn ra trong 6 ngày.

Đoàn rước xuất phát từ Đền Kỳ Cùng
Đoàn rước xuất phát từ Đền Kỳ Cùng (Ảnh BVH)

Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ là một trong những lễ hội truyền thống có quy mô lớn nhất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Trong các hoạt động của lễ hội, nghi thức rước kiệu diễn ra trong hai ngày chính là 22 và 27 tháng Giêng luôn là phần vui hội náo nhiệt nhất, thu hút đông đảo Nhân dân, du khách gần xa chiêm bái.

Đoàn rước đi vòng qua các dãy phố tại thành phố Lạng Sơn
Đoàn rước đi vòng qua các dãy phố tại thành phố Lạng Sơn (Ảnh BVH)

Năm nay, để phòng chống dịch COVID–19, UBND thành phố Lạng Sơn đã có thông báo ngừng tổ chức các hoạt phần hội, chỉ tổ chức thực hiện phần lễ, trong đó có nghi lễ rước kiệu truyền thống (được thực hiện trở lại sau 2 năm tạm dừng để phòng, chống dịch COVID-19). Các điểm di tích vẫn mở cửa phục vụ nhu cầu tâm linh của Nhân dân và du khách.

Đội lân sư rồng thuộc đoàn rước ghé vào các mâm lễ của các gia đình hai bên đường chúc làm ăn đắc lộc
Đội lân sư rồng thuộc đoàn rước ghé vào các mâm lễ của các gia đình hai bên đường chúc làm ăn đắc lộc

Tại các dãy phố đoàn rước kiệu đi qua, người dân thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch. Cùng đó, tại các điểm di tích, người dân và du khách chấp hành nghiêm các quy tắc 5K: đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, giữ khoảng cách khi hành lễ tại các ban thờ…

Giờ Ngọ ngày 22 tháng Giêng, lễ rước kiệu ông Tuần Tranh từ Đền Kỳ Cùng lên tạ nghĩa với ông Thân Công Tài ở Đền Tả Phủ
Giờ Ngọ ngày 22 tháng Giêng, lễ rước kiệu ông Tuần Tranh từ Đền Kỳ Cùng lên tạ nghĩa với ông Thân Công Tài ở Đền Tả Phủ

Để lễ hội diễn ra thành công, bảo đảm an toàn cho người dân và du khách, UBND thành phố đã huy động tối đa lực lượng gồm: công an, đoàn viên thanh niên, bảo vệ dân phố, nhân viên y tế… thường trực để đảm bảo an ninh trật tự, hướng dẫn du khách thực hiện các biện pháp phòng dịch COVID-19.

 Đoàn rước đi qua các phố từ Đền Kỳ Cùng lên đền Tả Phủ
Đoàn rước đi qua các phố từ Đền Kỳ Cùng lên đền Tả Phủ

Theo đó, tại Ban Quản lý đền Kỳ Cùng và đền Tả Phủ đã chuẩn bị hơn 100 lít dung dịch sát khuẩn và trên 500 chiếc khẩu trang đặt ở các cổng vào đền phát miễn phí cho du khách. Tại các lối vào của 2 điểm di tích đều có từ 2-3 nhân viên y tế và đoàn viên thanh niên túc trực đo thân nhiệt, nhắc nhở người dân đeo khẩu trang và thực hiện nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế.

Một nghi lễ trước khi rước kiệu tại đền Kỳ Cùng
Một nghi lễ trước khi rước kiệu tại đền Kỳ Cùng

Cùng với đó, mỗi điểm di tích đều tăng cường tuyên truyền qua loa phát thanh để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho người dân, du khách khi đến hành lễ.

Tin cùng chuyên mục
Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Lễ Cấp sắc là nghi lễ thể hiện nhân sinh quan, tín ngưỡng, văn hóa của người Dao. Trong đó, “đặt tên âm và lên đèn” là một trong những nghi thức rất quan trọng, khi đó người thụ lễ được đặt pháp danh (tên âm). Sau khi trải qua nghi lễ này, người đàn ông Dao được công nhận là con cháu Bàn Vương, được trao quyền làm thầy, được cấp âm binh và được thờ cúng tổ tiên.