Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Gương sáng

Tranh cổ động phòng chống dịch Covid-19 của một cựu chiến binh

Văn Hoa - 17:04, 30/05/2021

Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, nhằm góp một phần nhỏ của mình tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, cựu chiến binh Tòng Trung Tiến, sinh năm 1959, dân tộc Thái, Phó Chủ nhiệm câu lạc bộ Văn nghệ dân gian huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, đã dành nhiều thời gian, tâm huyết để vẽ những bức tranh cổ động, giúp nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống dịch Covid-19.


Niềm vui của CCB Tòng Trung Tiến khi tác phẩm mới được hoàn thành
Niềm vui của CCB Tòng Trung Tiến khi tác phẩm mới được hoàn thành

Cựu chiến binh (CCB) Tòng Trung Tiến, ở đội 6, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên từng tham gia vào đội quân tình nguyện Việt Nam tại Bắc Lào. Với sở thích hội họa, văn học nghệ thuật nên suốt thời gian công tác, ông luôn theo đuổi với nghệ thuật, do vậy ông thường được phân công phụ trách các hoạt động văn hóa, văn nghệ ở các đơn vị, cơ quan như: Phòng Văn hóa huyện Mai Sơn, Sơn La; bộ đội ngành tuyên huấn Mặt trận 379 - Binh đoàn 678, Bộ Quốc phòng; phòng Văn hóa thông tin, thị xã Điện Biên Phủ (cũ), tỉnh Điện Biên; Trưởng Ban công tác mặt trận thôn bản Noong Nhai, xã Thanh Xương, thị xã Điện Biên Phủ (cũ)… Đến nay, ông là Phó Chủ nhiệm CLB Văn nghệ dân gian (VNDG) huyện Điện Biên.

Nhiều tác phẩm hội hoạ của ông được giới chuyên môn đánh giá cao và nhận được nhiều giải thưởng như: Giải nhất về tranh tuyên truyền trực quan chống quân xâm lược tại Hội thi Thông tin lưu động chuyên nghiệp tỉnh Sơn La năm 1980; Giải nhất Triển lãm trực quan 5 năm xây dựng và phát triển thị xã Điện Biên Phủ (1992-1997) tại Hội thi thông tin lưu động tỉnh Lai Châu (tên gọi cũ, gồm hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên ngày nay) năm 1997...

CCB Tòng Trung Tiến được người dân địa phương gọi với biệt danh: Người vẽ khẩu hiệu chống dịch Covid-19
CCB Tòng Trung Tiến được người dân địa phương gọi với biệt danh: Người vẽ khẩu hiệu chống dịch Covid-19

Năm nay, người cựu binh này đã ngoài 60 tuổi, nhưng ông vẫn luôn nhiệt tình, tâm huyết với việc xã hội, cộng đồng. Với kinh nghiệm từng làm công tác tuyên huấn, để góp phần  hiệu quả công tác phòng chống đại dịch Covid-19, ông đã vẽ rất nhiều tranh cổ động, pano, khẩu hiệu để phục vụ cho công tác tuyên truyền phòng chống covid-19-19.

Cụ thể, từ đợt dịch lần thứ nhất (năm 2020) đến nay, ông đã có khoảng 20 bức vẽ, pano, khẩu hiệu tuyên truyền phòng chống dịch. Những bức vẽ được dán, treo từ đầu ngõ, treo tại cột biển báo giao thông (có quốc lộ 279 đi qua) nơi ông sinh sống, với các nội dung: “Không có việc cần thiết không ra ngoài”, “Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng”, “Luôn giữ khoảng cách từ 2m trở lên và đeo khẩu trang”, “Mọi người dân hãy đề cao ý thức tự phòng, tránh dịch Covid-19 để bảo vệ bản thân, gia đình, cộng đồng”…

Sau khi các tác phẩm được hoàn thành, ông tự tay treo và đi vận động người dân tại địa phương cùng thực hiện nghiêm các biện pháp phòng tránh dịch bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế
Sau khi các tác phẩm được hoàn thành, ông tự tay treo và đi vận động người dân tại địa phương cùng thực hiện nghiêm các biện pháp phòng tránh dịch bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế

Theo chia sẻ của người dân địa phương, tranh cổ động do ông Tiến vẽ bắt mắt, dễ hiểu. Rất đông người dân khi đi qua đã dừng lại xem, đọc, tìm hiểu. Các bức vẽ này có tác dụng truyền tải thông điệp 5K của Bộ Y tế rất hiệu quả.

“Tôi mong muốn vẽ tranh làm sao để người dân dễ đọc, dễ hiểu nhất, có những bức vẽ ngay cả người không biết chữ cũng có thể hiểu được”, ông Tiến chia sẻ.

Việc làm của CCB Tòng Trung Tiến có ý nghĩa lớn, đúng với tinh thần; mỗi người dân là một chiến sĩ trong mặt trận phòng, chống dịch Covid-19. 

(Nội dung thông tin tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ).

Tin cùng chuyên mục
Mệ Tuyết làng hương xứ Huế và hành trình kiếm tiền giúp người

Mệ Tuyết làng hương xứ Huế và hành trình kiếm tiền giúp người

“Mệ chỉ mong khỏe mạnh để tiếp tục se hương bán cho khách, nối tiếp nghề cha ông; ngày ngày gặp gỡ nói chuyện với bọn trẻ, cuối tháng dư ra năm mười triệu đem vô viện tặng mấy cháu nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo!”... Đó là tâm sự của mệ Tuyết, một người phụ nữ khắc khổ, nhưng giàu lòng nhân ái mà chúng tôi có dịp gặp gỡ trên hành trình tìm kiếm những sự tử tế trong cuộc sống bon chen.