Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Trọn đời với văn hóa Thái

Minh Hồng - 14:32, 23/10/2019

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống yêu nước ở xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp (Sơn La). Nhà văn hóa Hoàng Trần Nghịch may mắn khi có bố là người am hiểu phong tục, tập quán, nghi lễ của người Thái vùng Tây Bắc; mẹ ông được sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước. Vì thế, ông luôn được dạy bảo và tạo mọi điều kiện để học hành. Ông trở thành một trong số ít thanh niên dân tộc Thái lúc bấy giờ biết đọc thông, viết thạo chữ Thái và chữ quốc ngữ.

Nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc Thái - Hoàng Trần Nghịch.
Nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc Thái - Hoàng Trần Nghịch.

Năm 1952, giải phóng Sông Mã, Sốp Cộp, ông Nghịch tham gia phụ trách công tác thanh niên của xã và dạy bình dân học vụ cho Nhân dân. Từ 1954, ông được cử đi học ở Trường Sư phạm miền núi Trung ương, Trường Đại học Ngữ văn…

Ông đã trải qua nhiều vị trí công tác, như: Cán bộ của Viện Nghiên cứu Khoa học giáo dục Việt Nam, Viện Ngôn ngữ học Việt Nam; phụ trách Phòng Ngữ văn - Sở Giáo dục Tây Bắc; Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Sơn La… Những vị trí công tác trên đã giúp ông thực hiện đam mê với công tác sưu tầm, nghiên cứu văn hóa dân tộc Thái.

Một trong những công trình nghiên cứu lớn nhất trong sự nghiệp nghiên cứu của ông là cuốn Từ điển Thái - Việt.

Ông kể: Năm 1963, sau khi tốt nghiệp loại giỏi Trường Sư phạm miền núi Trung ương, ông được Bộ Giáo dục cử về công tác ở Tổ xây dựng chữ các dân tộc, Viện Nghiên cứu Giáo dục. Khi đó, Bộ Giáo dục yêu cầu Tổ nghiên cứu, xây dựng 5 cuốn từ điển, trong đó có cuốn Từ điển Thái - Việt. Ở Sơn La, khi đó người đọc, dịch được chữ Thái cổ âm vị chỉ còn vài chục người; trong đó, giải nghĩa được chữ tượng hình thì chỉ có ông.

Năm 1964, ông được Hội đồng Nhân dân Khu tự trị Tây Bắc nhất trí giao trách nhiệm xây dựng cuốn Từ điển Thái - Việt. Đến năm 1991, cuốn sách mới hoàn thành và xuất bản với gần 1vạn từ ngữ cơ bản, phổ biến trong tiếng Thái được dịch sang khoảng 2 vạn từ tiếng Việt. Cuốn sách hiện là di sản văn hóa của đồng bào Thái, và là tài liệu quan trọng trong việc giảng dạy, nghiên cứu, học tập tiếng Thái ở các trường đại học, cao đẳng...

Cả cuộc đời ông đau đáu trước những giá trị văn hóa cổ xưa của dân tộc đang dần bị mai một, quên lãng. Vì lẽ đó đã giúp ông nghiên cứu được 24 công trình văn hóa dân gian dân tộc Thái được xuất bản thành sách (được phiên âm chữ Thái, dịch ra tiếng Việt).

Với những công trình có giá trị của mình, năm 2017, ông Hoàng Trần Nghịch được nhận Giải thưởng Nhà nước trong lĩnh vực Văn học Nghệ thuật. 

Giờ đây, dù đã ở cái tuổi xưa nay hiếm, nhưng niềm đam mê chữ Thái cổ vẫn tiếp tục cháy trong ông. Mong mỏi được truyền lại chữ Thái cổ - nét văn hóa của dân tộc Thái cho lớp trẻ tiếp tục gìn giữ cho muôn đời sau nên ngoài việc nghiên cứu viết sách ông còn tham gia nhiều dự án phim truyền hình, đi diễn thuyết và dạy chữ Thái cổ... 

Tin cùng chuyên mục
Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá

Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá

Trên vùng cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), thôn Lao Xa, xã Sủng Là là cái nôi của nghề chạm bạc truyền thống của người Mông. Đã từ rất lâu, không chỉ riêng người Mông, mà bất cứ ai muốn mua được một món đồ trang sức bằng bạc ưng ý, đều lên đường đến Lao Xa…