Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Trường Cao đẳng Lào Cai: Nâng cao chất lượng đào tạo, giải bài toán đầu ra trong đào tạo nghề

Trọng Bảo - 10:33, 27/11/2023

Với chủ trương nâng cao chất lượng đào tạo, Trường Cao đẳng Lào Cai đã và đang chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, mô hình học cụ gắn với đổi mới phương pháp giảng dạy. Qua đó, từng bước đưa trường trở thành địa chỉ tin cậy của nhiều học sinh, sinh viên, đặc biệt góp phần giải bài toán đầu ra cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường.

Sinh viên Khoa Du lịch trong giờ thực hành
Sinh viên Khoa Du lịch trong giờ thực hành

Tại Khoa Du lịch của Trường Cao đẳng Lào Cai, những buổi học kỹ năng cho sinh viên được các chuyên gia hướng dẫn tỉ mỉ từng động tác từ trình bày một bàn ăn đến cách đi đứng giao tiếp, ứng xử đối với từng đối tượng khách hàng. Với phương phát giảng dạy này góp phần giúp học sinh, sinh viên dễ tiếp thu hơn với phương pháp giảng dạy truyền thống.

“Các giờ học như này chúng em rất hứng thú, chúng em vừa được tiếp cận với những kiến thức mới, vừa được thực hành thực tế giúp chúng em tự tin hơn khi đi thực tập cũng như đi làm sau này”, em Phạm Đức Hiệp cho biết.

Với đặc thù là trường nghề với nhiều chuyên ngành đào tạo; chính vì vậy, việc đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo được nhà trường quan tâm và đầu từ phù hợp với từng chuyên ngành. Ví dụ như tại các khoa liên quan đến công nghệ, việc đưa công nghệ mới vào giảng dạy được nhà trường chú trọng. Như tại Khoa Công nghệ ô tô và cơ khí, khác với trước đây, các học viên chỉ được học trên mô hình tháo rời, rất khó cho giảng dạy cũng như tiếp thu, thì nay việc giảng dạy bằng mô hình ô tô nguyên chiếc được áp dụng.

"Thực tế, xe ô tô có rất nhiều trang thiết bị, nhưng được đóng kín trên xe, do vậy rất khó để học sinh có thể nhìn nhận được. Với các phần mềm mô phỏng đã và đang được đưa vào giảng dạy thì các em học sinh có thể dễ dàng hình dung và tiếp cận các bộ phận, cơ cấu, hệ thống ở trong xe làm việc như thế nào", thầy giáo Nguyễn Vinh Thanh cho biết.

Khoa Công nghệ ô tô và cơ khí được học thực hành trên mô hình ô tô nguyên chiếc
Khoa Công nghệ ô tô và cơ khí được học thực hành trên mô hình ô tô nguyên chiếc

Gắn công tác đào tạo nghề với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo đã góp phần tạo nên “thương hiệu” của Trường Cao đẳng Lào Cai. Nhờ đó, tỷ lệ học sinh, sinh viên của trường sau khi tốt nghiệp có việc làm chiếm trên 80%. Nhà trường đã từng bước khẳng định được vai trò, vị thế trong hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trường không chỉ đào tạo nghề cho con em đồng bào các dân tộc trong tỉnh, mà con đào tạo nghề cho học sinh, sinh viên các địa phương khu vực Trung du miền núi phía Bắc.

“Giai đoạn 2021- 2030, tỉnh Lào Cai xác định, tiếp tục tăng tỷ trọng của các ngành dịch vụ, công nghiệp, để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ sự chuyển dịch này, cơ cấu ngành nghề đào tạo của Trường Cao đẳng Lào Cai đã có sự điều chỉnh, bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Theo đó, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề cao; trong đó, tập trung phát triển nguồn nhân lực đủ mạnh trong các lĩnh vực du lịch, dịch vụ cửa khẩu; nông nghiệp công nghệ cao…”, ông Phạm Đức Bình, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Lào Cai nhấn mạnh.

Mới đây, khi về dự Lễ khai giảng năm học 2023-2024 và sơ kết 5 năm sáp nhập Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức chiều ngày 16/1, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã nhấn mạnh, trường cần tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng thành trường chất lượng cao vào năm 2025. Để hướng đến mục tiêu này, nhà trường cần tiếp tục quan tâm đầu tư về nhân lực, vật lực. Qua đó, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng nguồn nhân lực cao trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như cả nước. 

Tin cùng chuyên mục
Xây dựng Nông thôn mới ở các huyện vùng cao Nghệ An - Khó khăn trăm bề: Nhìn từ huyện “trắng” xã NTM (Bài 1)

Xây dựng Nông thôn mới ở các huyện vùng cao Nghệ An - Khó khăn trăm bề: Nhìn từ huyện “trắng” xã NTM (Bài 1)

LTS: Ở những bản làng vùng cao đã đạt chuẩn xây dựng Nông thôn mới sẽ là bộ mặt khang trang, sạch đẹp; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên… Nhưng, mảng màu sáng ấy lại như những nét chấm nhỏ trên bản đồ nông thôn mới các huyện miền núi xứ Nghệ. Bởi còn quá nhiều vùng đất mà sự đầu tư, hỗ trợ từ chương trình xây dựng Nông thôn mới chưa vươn tới và phủ hết…