Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khoa học - Công nghệ

Ứng dụng khoa học, phát triển ngành Lâm nghiệp bền vững

Minh Nhật - 17:20, 29/05/2024

Sáng 29/5, tại tỉnh Cao Bằng, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Viện Nghiên cứu Lâm sinh (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Hội thảo “Giới thiệu tiến bộ kỹ thuật lĩnh vực lâm nghiệp” để ứng dụng vào sản xuất.

Phát biểu ý kiến tại Hội thảo, ông Hoàng Văn Hồng - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia khái quát về ngành Lâm nghiệp Việt Nam. Theo đó, tính đến tháng 12/2022, diện tích rừng của nước ta đạt hơn 14,860 triệu ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt hơn 42% diện tích đất nước. Tốc độ gia tăng giá trị ngành Lâm nghiệp đạt bình quân hơn 5%/năm.

Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng tập trung giai đoạn 2021 - 2023 bình quân đạt 20 triệu m3/năm; giai đoạn 2021 - 2023 cả nước đã thu tiền dịch vụ môi trường rừng được 6.856 tỷ đồng.

Quang cảnh hội thảo
Quang cảnh hội thảo

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 15,7 tỷ USD. Việt Nam đã xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và trở thành quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới, thứ 2 châu Á và thứ nhất Đông Nam Á về kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.

Đạt được các kết quả trên là nhờ có chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Chính phủ về phát triển lâm nghiệp; trong đó đòn bẩy phát triển lâm nghiệp là phát triển nghiên cứu khoa học và chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, trồng rừng.

Giai đoạn 2021-2023, Cục Lâm nghiệp đã thẩm định và công nhận theo thẩm quyền 24 tiến bộ kỹ thuật thuộc lĩnh vực lâm nghiệp. Trong đó có 16 tiến bộ kỹ thuật về giống; 2 tiến bộ kỹ thuật về nuôi dưỡng rừng; 6 tiến bộ kỹ thuật về chế biến và công nghiệp rừng.

Những năm qua hệ thống khuyến nông đã xây dựng, nhân rộng nhiều mô hình lâm nghiệp tiêu biểu, giúp người nông dân làm chủ khoa học - kỹ thuật.

Các mô hình khuyến lâm được tổ chức thực hiện thành công tại các địa phương trên cả nước đã góp phần giúp người dân các tỉnh miền núi mạnh dạn sản xuất kinh doanh trên đất rừng theo phương thức thâm canh, tạo công ăn việc làm ổn định, tăng thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo; nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng, phát triển rừng bền vững.

Giai đoạn 2021 - 2023, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã triển khai 18 dự án khuyến nông lĩnh vực lâm nghiệp. Trong đó, vùng Trung du, miền núi phía Bắc triển khai 9 dự án.

Tiêu biểu là các dự án, “Xây dựng mô hình trồng cây dược liệu gắn với tiêu thụ sản phẩm ở một số tỉnh phía Bắc”; “Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng giống bạch đàn lai mô được công nhận”; Mô hình trồng thâm canh Giổi ăn hạt bằng cây ghép thuộc dự án “Xây dựng mô hình trồng thâm canh Giổi ăn hạt bằng cây ghép”; “Xây dựng mô hình trồng một số cây lâm sản ngoài gỗ gắn với tiêu thụ sản phẩm”… đạt kết quả, hiệu quả cao.

Tại Hội thảo, các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị nghiên cứu, các nhà khoa học, doanh nghiệp và chủ rừng đã cùng thảo luận, phân tích thực trạng, tiềm năng, khó khăn, cơ hội, thách thức.

Trong số các tham luận được trình bày, nội dung đáng chú ý là, giới thiệu một số giống và tiến bộ kỹ thuật về lâm nghiệp phù hợp với phát triển lâm nghiệp khu vực Trung du và miền núi phía Bắc.

Hội thảo đã góp phần giới thiệu, chuyển giao, ứng dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong lĩnh vực lâm nghiệp, nhằm phát triển kinh tế rừng hiệu quả cao, bền vững.

.

Tin cùng chuyên mục
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.