Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động Công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Vận dụng bài học “Dân là gốc”, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong thực hiện Chương trình MTQG 1719

Đăng Diện - L.Minh - 11:24, 09/11/2023

Thời gian qua, việc vận dụng nội dung bài học “Dân là gốc”, “Dân là trung tâm” và vấn đề phát huy sức mạnh Nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thực hiện các chính sách dân tộc, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) được Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Bình Thuận xem là nhiệm vụ, giải pháp có tác động to lớn đến kết quả thực hiện của các chính sách dân tộc nhất là chương trình MTQG 1719.

Ông Nguyễn Lam - Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương chủ trì buổi làm việc tại tỉnh Bình Thuận
Ông Nguyễn Lam - Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương chủ trì buổi làm việc tại tỉnh Bình Thuận

Đầu tháng 11/2023, Đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do ông Nguyễn Lam - Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận để khảo sát, nghiên cứu việc vận dụng, cụ thể hóa bài học “ Dân là gốc”, “ Dân là trung tâm” và phát huy sức mạnh Nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc, nhất là thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Báo cáo với đoàn công tác, ông Nguyễn Minh Tân - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết “Trong thời gian qua, việc vận dụng nội dung Bài học “Dân là gốc”, “Dân là trung tâm” và vấn đề phát huy sức mạnh Nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thực hiện các chính sách dân tộc, Chương trình MTQG 1719 được Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh xem là nhiệm vụ, giải pháp có tác động to lớn đến kết quả thực hiện của các chính sách dân tộc nhất là chương trình MTQG 1719”.

Ông Nguyễn Minh Tân - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh báo cáo với Đoàn công tác Ban Dân vận Trung ương
Ông Nguyễn Minh Tân - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh báo cáo với Đoàn công tác Ban Dân vận Trung ương

Địa phương tiếp tục thực hiện Nghị định số 05/2011/NQ-CP ngày 14/1/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc; tập trung phát huy sức mạnh Nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động cao nhất mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS phát triển nhanh và bền vững hơn.

“Những kinh nghiệm của tỉnh Bình Thuận sẽ được tiếp thu, nghiên cứu để xây dựng đề tài trọng điểm quốc gia Bài học “Dân là gốc”, “Dân là trung tâm” và vấn đề phát huy sức mạnh Nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới”.

Ông Nguyễn LamPhó Trưởng Ban Dân vận Trung ương

Ban Dân tộc đã tham mưu UBND tỉnh tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện các chính sách về dân sinh, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS của Trung ương và các chính sách đặc thù của địa phương, nhất là Chương trình MTQG 1719; tham mưu ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện các chính sách về an sinh xã hội vùng DTTS như: Chính sách hỗ trợ đối với học sinh, sinh viên; chính sách về đầu tư ứng trước, trợ cước vận chuyển để hỗ trợ phát triển sản xuất; chính sách về tái canh cây cao su; Chương trình hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng vùng đồng bào DTTS.

Song song với việc đôn đốc, hướng dân các sở, ngành và địa phương tổ chức triển khai thực hiện chương trình, dự án thuộc Chương trình MTQG 1719; đồng thời, đã thông tin, phổ biến kịp thời các chủ trương, chính sách đến Nhân dân; tạo sự đồng thuận, nỗ lực phấn đấu thực hiện đạt kết quả khá quan trọng trên các mặt, tạo tiền đề thúc đẩy vùng đồng bào DTTS phát triển nhanh và bền vững.

Việc triển khai các dự án, tiểu dự án của Chương trình MTQG 1719 được lấy ý kiến rộng rãi của đồng bào. Như Dự án xây dựng 2 nhà hỏa táng cho đồng bào DTTS tại các huyện Tuy Phong, Bắc Bình được Ban Dân tộc và UBND các huyện tổ chức tham vấn ý kiến của các vị chức sắc, Người có uy tín và cộng đồng Nhân dân tại địa phương, để tạo sự đồng thuận trước khi triển khai.

Phát huy vai trò giám sát của Mặt trận, các ban, ngành đoàn thể và Nhân dân trong tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc tại địa phương. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và các nội dung có liên quan đến thực hiện dân chủ ở cơ sở nhất là phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; kịp thời giải quyết những vấn đề mới nảy sinh, tâm tư, nguyện vọng, bức xúc trong vùng đồng bào DTTS.

Cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS của tỉnh được quan tâm đầu tư. (Trong ảnh: Đường lên La Dạ, Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận)
Cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS của tỉnh được quan tâm đầu tư. (Trong ảnh: Đường lên La Dạ, Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận)

Nhờ vận dụng tốt bài học “Dân là gốc”, “Dân là trung tâm” và vấn đề phát huy sức mạnh Nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, việc triển khai Chương trình MTQG 1719 và các chính sách đặc thù của địa phương đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, nổi bật là: Tình hình sản xuất và đời sống vùng đồng bào DTTS ngày được nâng cao với các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và ổn định, như: Cây cao su, keo lá tràm, điều, tiêu, nho, thanh long… và một số loại cây ăn quả được đồng bào chú trọng mở rộng diện tích, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật; đưa các cây, con giống mới có năng suất cao, chất lượng cao vào sản xuất trên diện rộng; nhất là cây bắp lai đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, diện tích gieo trồng luôn ổn định; diện tích lúa nước tăng đáng kể.

Đến nay, 100% xã vùng đồng bào DTTS đã có đường ô tô được nhựa hóa thông suốt đến trung tâm xã; có 95% số hộ đồng bào DTTS có phương tiện nghe nhìn. Có 100% xã được phủ sóng truyền hình, phát thanh; 98% hộ sử dụng điện lưới quốc gia; 88,3% hộ được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh.

Bản sắc văn hóa của các DTTS được giữ gìn, phát huy
Bản sắc văn hóa của các DTTS được giữ gìn, phát huy

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở vùng đồng bào DTTS; các hoạt động văn hóa - thể thao, lễ hội truyền thống các dân tộc được duy trì, góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng đồng bào DTTS được bảo đảm, không xảy ra khiếu nại, tố cáo vượt cấp, đồng bào yên tâm sản xuất và chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Tiếp tục vận dụng bài học “Dân là gốc’’, “Dân là trung tâm”, trong thời gian tới, theo ông Nguyễn Minh Tân - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận, việc xây dựng và triển khai chính sách dân tộc phải xuất phát từ mục tiêu phục vụ nhu cầu, lợi ích của đồng bào và thực tiễn tại cơ sở, phải đặt lợi ích của đồng bào DTTS là ưu tiên hàng đầu. Huy động các nguồn lực để phát triển toàn diện dân sinh, kinh tế - xã hội gắn với phát huy tiềm lực, lợi thế của từng địa phương. Khơi dậy ý thức vươn lên, đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, không trông chờ ỷ lại. Quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác dân tộc.


Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.