Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Về Huế nghe người cao tuổi hát bài chòi

Tiên Sa - 09:41, 09/12/2019

Bài chòi có mặt ở nhiều tỉnh miền Trung trong những ngày Tết, mỗi nơi có một lối chơi riêng, mang truyền thống của từng vùng đất. Người ta đến với bài chòi ngày đầu năm để được đắm mình trong không khí rộn ràng từ những điệu hò dí dỏm, những giọng cười sảng khoái.

Cầu ngói Thanh Toàn bắc qua sông Như Ý
Cầu ngói Thanh Toàn bắc qua sông Như Ý

Tôi có dịp mục kích chợ quê cầu ngói Thanh Toàn nằm ở thôn Thanh Thủy Chánh, xã Thủy Thanh (Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế) cách TP. Huế 6km, là một trong những di tích nổi tiếng được Nhà nước công nhận là di tích cấp quốc gia vào năm 1991.

Chợ quê ngày hội - cầu ngói Thanh Toàn diễn ra với nhiều hoạt động hấp dẫn, sôi nổi, thu hút hàng nghìn người dân và du khách với nhiều hoạt động: Lễ rước hương linh bà, Lễ cung nghinh linh vị Phu nhân Trần Thị Đạo (người có công xây dựng nên cầu ngói Thanh Toàn), tái hiện lại một cách sinh động không khí phiên chợ xưa với các hoạt cảnh mua, bán, trưng bày, giới thiệu các mặt hàng nông sản, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ…

Góp phần làm cho lễ hội thêm sôi động hấp dẫn là các trò chơi dân gian như: Chơi bài chòi, đánh cờ tướng, đá gà, nhảy bao bố, bắt vịt, đập niêu… Cùng nhiều hoạt động trình diễn các thao tác sản xuất, sinh hoạt truyền thống nông dân, nông thôn, xay lúa, giã gạo, giần, sàng, sảy, xay bột, đan lát, chằm nón cùng với cảnh buôn bán tấp nập của phiên chợ vùng nông thôn ở Huế trong những thế kỷ trước, mang đậm vẻ quê xưa bình dị, mộc mạc, với những thiếu nữ duyên dáng, với các món chè Huế, những đứa trẻ say sưa với những con tò he đầy màu sắc, tiếng bễ rèn phì phò thổi lửa, tiếng hát bài chòi văng vẳng bên bờ sông Như Ý.

Một góc khu bài chòi ở chợ quê Cầu Ngói Thanh Toàn
Một góc khu bài chòi ở chợ quê Cầu Ngói Thanh Toàn

Ở một góc chợ, không gian bài chòi rất đông vui với những ông già, bà lão và những thanh niên trai trẻ tham gia. Tiếng hô bài chòi vang lên gióng giả như thúc giục mọi người. Hai dãy chòi lợp mái tranh rạ ngày mùa trong cổ tích với những cây cờ nhỏ trên bàn cái và những tiếng hô, tiếng mõ lốc cốc thu hút đông đảo người đi chợ. Nhiều ông già, bà lão nghe tiếng hô vội đến xin chơi, Cứ mỗi chòi có một hoặc hai người cầm những con bài ứng với những câu hò. 

Ông Trần Quang Đức (70 tuổi, trú thôn Thanh Thúy Chánh) cho hay, trước khi thực hiện, nhóm bài chòi của ông chuẩn bị đến mấy tuần tập luyện trên tinh thần tự nguyện. Vui nhất là những ngày tập hô, tập hát, già cả rồi, một mình thì không nhớ hết các câu hò, nhưng ngồi với nhau đông vui thì lại nhớ. Cho nên, mỗi tiết Xuân về, hoặc nhân dịp Festival, ở các vùng phụ cận tỉnh Thừa Thiên - Huế, người dân thường lập Hội chơi bài chòi. Những hội này thu hút khá đông các thành phần tham gia, từ người già cho đến thanh niên. 

Cụ Trần Duy Hối, 86 tuổi, là Chi hội trưởng Người Cao tuổi thôn Thanh Thủy Chánh, xã Thủy Thanh cho biết: “Được sự khuyến khích, động viên của các cấp các ngành, chúng tôi tổ chức chơi bài chòi vào dịp Tết, trước hết là mang lại niềm vui cho các cụ, sau là gây quỹ cho chi hội nhằm thăm người già đau ốm… Nhóm “bài chòi” của chúng tôi có 10 cụ. Hội bài chòi làng Thanh Thủy Chánh diễn ra đều đặn nhiều năm nay, thường là vào 10 ngày Tết âm lịch”. 

Bài chòi có mặt ở nhiều tỉnh miền Trung trong những ngày Tết, mỗi nơi có một lối chơi riêng, mang truyền thống của từng vùng đất. Ở Huế, lối chơi bài chòi có nét khác biệt so với lối chơi bài chòi ở Bình Ðịnh và Quảng Nam. Sự khác biệt ấy thể hiện ở nội dung câu hò, điệu hò, ở số người tham dự và số lần chơi trong một cuộc bài. Người ta đến với bài chòi ngày đầu năm để được đắm mình trong không khí rộn ràng từ những điệu hò dí dỏm, những giọng cười sảng khoái.

Ở Huế, lối chơi bài chòi có nét khác biệt so với lối chơi bài chòi ở Bình Ðịnh và Quảng Nam. Sự khác biệt ấy thể hiện ở nội dung câu hò, điệu hò, ở số người tham dự và số lần chơi trong một cuộc bài. Người ta đến với bài chòi ngày đầu năm để được đắm mình trong không khí rộn ràng từ những điệu hò dí dỏm, những giọng cười sảng khoái.

Tin cùng chuyên mục
Lễ hội Katê lung linh sắc màu văn hóa Chăm

Lễ hội Katê lung linh sắc màu văn hóa Chăm

Hằng năm, cộng đồng người Chăm ở 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận tổ chức 4 lễ lớn trên các đền tháp như Yuer Yang, Katê, Cambur và Peh Bimbeng Yang. Trong đó, Lễ hội Katê có sự tham gia của cả cộng đồng người Chăm và đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm.