Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Việt Nam tăng 4 bậc trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2021

T.Hợp - 11:04, 20/03/2021

Việt Nam tăng 4 bậc, từ vị trí 83 lên vị trí 79, trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới thường niên năm 2021 do Mạng lưới giải pháp phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc công bố.

Việt Nam tăng 4 bậc trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2021. Ảnh minh họa
Việt Nam tăng 4 bậc trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2021. Ảnh minh họa

Báo cáo Hạnh phúc Thế giới là báo cáo thường niên do Mạng lưới Giải pháp Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc thực hiện từ năm 2012. Báo cáo này xếp hạng các quốc gia và vùng lãnh thổ dựa 6 tiêu chí: GDP trên đầu người, tuổi thọ, quyền tự do, sự hào phóng, phúc lợi xã hội và tình trạng tham nhũng.

Do tình hình Covid-19 trên toàn cầu năm qua, các nhà nghiên đã không thể phỏng vấn trực tiếp mà phải thay đổi phương pháp, tập trung vào các mối quan hệ giữa phúc lợi và dịch bệnh Covid-19. 

Tại Đông Nam Á, ngoài Việt Nam tăng 4 bậc, từ vị trí 83 lên vị trí 79, thì hầu hết quốc gia trong khu vực đều thăng hạng trong báo cáo năm nay. Singapore xếp hạng 32 (giảm một bậc với năm ngoái), Malaysia xếp thứ 81 (tăng một bậc), Indonesia xếp thứ 82 (tăng hai bậc). Myanmar xếp hạng 126 (tăng 7 bậc), Lào xếp thứ 100 (tăng 4 bậc). Thái Lan xếp thứ 54 (không thay đổi). Trong khi đó, Campuchia tụt 8 bậc so với năm ngoái xuống vị trí thứ 114.

Năm nay, Phần Lan tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng và đây là năm thứ 4 liên tiếp quốc gia này xếp vị trí số 1 trong danh sách. Ngoài ra, hầu hết các quốc gia lọt vào top 10 nằm ở khu vực châu Âu.

Mỹ thăng hạng từ vị trí 18 của năm ngoái lên thứ 14 trong năm nay, trong khi Anh tụt từ vị trí 13 xuống vị trí 18. Australia giữ trị ví thứ 12.

Top 10 quốc gia trong bảng xếp hạng năm nay có sự thay đổi, tuy nhiên đa phần vẫn tương tự năm trước. Đây được xem là một dấu hiệu tích cực giữa tình hình đại dịch trên toàn cầu.

"Một điều đáng ngạc nhiên là chỉ số phúc lợi trung bình không giảm. Con số này được tính toán dựa trên đánh giá của người dân về cuộc sống của chính mình", John Helliwell, giáo sư Đại học British Columbia, Canada, nói. "Có thể lý giải rằng mọi người xem dịch bệnh Covid-19 là mối đe dọa chung từ bên ngoài, và nó khiến họ đoàn kết hơn, có cảm giác đồng cam cộng khổ với người khác nhiều hơn". /.

Tin cùng chuyên mục
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.