Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

“Xã 135” về đích nông thôn mới

PHƯƠNG NGHI - 10:00, 31/07/2020

Về xã đặc biệt khó khăn Kim Hòa, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống (chiếm 70%), trong những ngày này, người dân nơi đây rất vui mừng, phấn khởi bởi Đảng bộ xã vừa tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2020 - 2025) và long trọng tổ chức Lễ đón nhận Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2019.

Từ nguồn vốn Chương trình 135 và sự đồng lòng chung sức của người dân, tuyến đường giao thông nông thôn ấp Trà Kim được xây dựng khang trang, góp phần làm diện mạo Kim Hòa khởi sắc.
Từ nguồn vốn Chương trình 135 và sự đồng lòng chung sức của người dân, tuyến đường giao thông nông thôn ấp Trà Kim được xây dựng khang trang, góp phần làm diện mạo Kim Hòa khởi sắc.


Ông Trần Minh Tâm, Chủ tịch xã Kim Hòa cho biết: Là xã nghèo thuộc Chương trình 135 của Chính phủ, khi bắt tay thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, Kim Hòa đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân góp sức ủng hộ. Tổng nguồn vốn huy động xây dựng NTM hơn 100 tỷ đồng, trong đó đã nhựa hóa, cứng hóa 48,6km đường giao thông trục chính nội đồng, với kinh phí thực hiện trên 37,3 tỷ đồng; xây dựng 38 công trình thủy lợi dài 77,6km, bảo đảm đủ nước tưới tiêu phục vụ sản xuất...

“Điều phấn khởi là người dân hiểu rõ trách nhiệm của mình và cùng chung tay xây dựng NTM. Có 7.840 hộ dân tự xây dựng 8,3km hàng rào và dọn dẹp cảnh quan xung quanh nhà; xây dựng nhà vệ sinh, nhà tắm; chỉnh trang nhà ở, di dời chuồng trại ra khỏi khu vực nhà ở; tự nguyện hiến 22.214m2 đất làm đường giao thông, đóng góp trên 4.300 ngày công lao động làm đường bê tông dài 450m... Từ đó, tạo thành phong trào trong Nhân dân cùng chung tay xây dựng NTM”, ông Tâm cho biết.

Bên cạnh đó, Kim Hòa đã thành lập Hợp tác xã nông nghiệp Kim Hòa với 51 thành viên, thành lập 5 Tổ hợp tác chăn nuôi gà, 3 Tổ hợp tác sản xuất lúa, 4 Tổ hợp tác nuôi tôm gắn với xóa nghèo... Ngoài ra, xã còn cải tạo, nâng cấp cụm hành chính xã, tổng kinh phí đầu tư 1,178 tỷ đồng; xây dựng mới 6/6 Nhà văn hóa ấp, kinh phí trên 651 triệu đồng; xây dựng mới 23 phòng học, nhà công vụ, kinh phí 15,2 tỷ đồng... Từ đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội, bộ mặt nông thôn được thay đổi.

Ông Thạch Chan Đa Ra, ấp Trà Kim, xã Kim Hòa là Người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer chia sẻ: “Từ khi thực hiện chủ trương xây dựng NTM, các tuyến đường liên ấp, liên xã ngày càng được mở rộng, trường học được xây dựng khang trang, có đầy đủ trang thiết bị để các cháu học hành tử tế..., người dân vô cùng phấn khởi”.

Đến thăm gia đình anh Trần Văn Hừng, ấp Kim Hòa, là hộ nghèo được Bí thư Chi bộ ấp Trần Văn Giàu hỗ trợ, anh Hừng phấn khởi cho biết: Trước đây, cuộc sống gia đình tôi khó khăn lắm! Năm 2017, được Bí thư Chi bộ hỗ trợ, động viên, tôi được vay vốn 40 triệu đồng mua 1 con bò sinh sản và mướn 2 công đất ruộng trồng xen canh màu và trồng cỏ nuôi bò. Nhờ vậy, cuối năm 2018, tôi cất được căn nhà trị giá 120 triệu đồng. Mô hình “Đảng viên phụ trách giúp hộ nghèo” đã giúp gia đình tôi thoát khỏi cuộc sống khó khăn”.

Ông Trần Thái Phong, Bí thư xã Kim Hòa cho rằng: Với quyết tâm cao và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong xây dựng NTM, đến nay, hộ nghèo giảm còn 78 hộ (chiếm 3,28%); thu nhập bình quân đầu người đạt 45,6 triệu đồng; tỷ lệ nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng chiếm 96,5%; hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%, hộ sử dụng nước sạch chiếm hơn 71%; có 6/6 ấp được tái công nhận đạt chuẩn văn hóa, đạt 100%, có 84% hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; có 1.902 hộ đạt chuẩn hộ NTM (chiếm 74%).

Tin cùng chuyên mục
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.