Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Thực hiện Chương trình 135 ở Quảng Ninh: Về đích trước thời hạn

Xuân Phú - 14:34, 17/07/2020

Thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2016 – 2020, tỉnh Quảng Ninh đã bám sát chỉ đạo của Trung ương; đồng thời có nhiều cách làm đổi mới, sáng tạo thông qua đề án 196, đã đem lại hiệu quả đột phá. Đến hết năm 2019, 100% các xã, thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trên địa bàn tỉnh đã được công nhận, đạt tiêu chí hoàn thành Chương trình 135, ra khỏi diện ĐBKK, vượt kế hoạch trước 1 năm so với lộ trình Đề án 196.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến (Thứ hai từ phải) và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh Ngô Hoàng Ngân (đầu tiên bên phải) trao đổi với bà con các DTTS huyện Vân Đồn tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân huyện Vân Đồn năm 2019
Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến (Thứ hai từ phải) và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh Ngô Hoàng Ngân (đầu tiên bên phải) trao đổi với bà con các DTTS huyện Vân Đồn tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân huyện Vân Đồn năm 2019

Tập trung nguồn lực đầu tư

Thực hiện Chương trình 135 từ năm 2016 -2020, Quảng Ninh đã huy động tổng nguồn vốn là 1.776,257 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh: 1.506,288 tỷ đồng, chiếm 84,8% tổng vốn.

Ngay trong năm  đầu tiên thực hiện Chương trình 135 (năm 2016), Quảng Ninh đã bố trí cho 22 xã, 11 thôn ĐBKK; trung bình mỗi xã khoảng 5 tỷ đồng/xã (cao hơn gấp 3 lần so với định mức Trung ương bố trí cho các xã thuộc Chương trình 135).

Giai đoạn 2017- 2020, theo Đề án 196, tỉnh Quảng Ninh đã chủ động cân đối ngân sách, tập trung bố trí nguồn lực 1.406,288 tỷ đồng để thực hiện Chương trình 135, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội, hỗ trợ người dân phát triển sản xuất...

Điều đáng nói, việc thực hiện Chương trình 135, Đề án 196 đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, tạo được phong trào thi đua rộng khắp từ tỉnh đến cơ sở, quyết tâm phấn đấu đưa xã, thôn ra khỏi diện ĐBKK sớm hơn so với lộ trình được phê duyệt và cao hơn chỉ tiêu phấn đấu của tỉnh.

Đến hết năm 2019, 100% các xã, thôn ĐBKK trên địa bàn tỉnh đã được công nhận, đạt tiêu chí hoàn thành Chương trình 135, ra khỏi diện ĐBKK (hoàn thành trước 1 năm so với lộ trình Đề án 196).

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến tặng quà cho bà con dân tộc thiểu số xã ĐBKK Hà Lâu (Tiên Yên)
Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến tặng quà cho bà con dân tộc thiểu số xã ĐBKK Hà Lâu (Tiên Yên)

Thay đổi nhận thức đến hành động

Qua 5 năm thực hiện Chương trình 135 và 3 năm triển khai Đề án 196, cũng như các chính sách giảm nghèo, thu nhập bình quân đầu người tỉnh Quảng Ninh tăng từ 12,75 triệu đồng/người (cuối năm 2015), tăng lên 32,62 triệu đồng/người (gấp 2,56 lần) vào cuối năm 2019. Số hộ nghèo tại các xã ĐBKK, giảm từ 61,99% (cuối năm 2015), tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo tại khu vực ĐBKK chỉ còn 13,38% (đến hết 12/2019).

Trong quá trình xóa nghèo tại các xã, thôn ĐBKK có rất nhiều xã đã đạt “mục tiêu kép”, vừa hoàn thành Chương trình 135, vừa đạt chuẩn nông thôn mới trong 1 năm như xã Tình Húc, xã Húc Động (huyện Bình Liêu); xã Hà Lâu (huyện Tiên Yên); xã Đồn Đạc, xã Thanh Lâm (huyện Ba Chẽ).

Điển hình, đã có 475 hộ nghèo đồng bào DTTS tại các xã, thôn ĐBKK tự nguyện viết đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo.

Theo Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh  Nguyễn Xuân Ký, việc tự viết đơn xin thoát nghèo là một sự thay đổi căn bản về nhận thức về tư duy, về ý thức tự lực, tự vươn lên của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng ĐBKK.

Ông Nguyễn Xuân Ký cũng nhấn mạnh thêm, Quảng Ninh triển khai thực hiện công tác dân tộc có nhiều điểm sáng tạo, nổi bật nhất là Đề án 196. Từ Đề án 196, đến nay Quảng Ninh đã giải quyết được 100% hạ tầng kinh tế- xã hội (giao thông, thủy lợi, điện, trạm y tế, trường học, nước sinh hoạt…) đều được đầu tư theo hướng phục vụ lâu dài, để phát triển sản xuất.

“Đây là một trong những thành công nhất của tỉnh Quảng Ninh trong nhiều năm liền thực hiện công tác dân tộc, công tác xóa nghèo bền vững, xây dựng Nông thôn mới”, Ông Nguyễn Xuân Ký nhấn mạnh.

Nhiều sản phẩm OCOP được hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất tại vùng dân tộc thiểu số miền núi Quảng Ninh.
Nhiều sản phẩm OCOP được hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất tại vùng dân tộc thiểu số miền núi Quảng Ninh.



Tin cùng chuyên mục
Truyền dạy nhạc cụ truyền thống Chăm tại huyện Hàm Thuận Bắc

Truyền dạy nhạc cụ truyền thống Chăm tại huyện Hàm Thuận Bắc

Bảo tàng tỉnh Bình Thuận vừa phối hợp với UBND xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận tổ chức mở lớp truyền dạy nhạc cụ truyền thống Chăm gồm trống Ginang và kèn Saranai cho 21 học viên là con em đồng bào Chăm thuộc xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc.