Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Yên Bái: Điểm sáng cho bức tranh phòng chống tảo hôn

Hoàng Quý - 17:29, 17/01/2021

Những năm gần đây, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền vận động, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã giảm rõ rệt. Nhiều chị em phụ nữ ở vùng DTTS đã dần thay đổi nhận thức, tuân thủ pháp luật về hôn nhân và gia đình, tập trung phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Phụ nữ dân tộc Mông tỉnh Yên Bái tìm hiểu kiến thức về hôn nhân và gia đình
Phụ nữ dân tộc Mông tỉnh Yên Bái tìm hiểu kiến thức về hôn nhân và gia đình

Không như nhiều chị em thường kết hôn sớm, ngoài 22 tuổi, chị Vàng Thị Pàng ở xã Cao Phạ (huyện Mù Căng Chải, Yên Bái) mới xây dựng gia đình và nỗ lực phát triển kinh tế. Chị Pàng còn tích cực tham gia công tác xã hội. Là Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ xã, chị đã tích cực phối hợp tuyên truyền, vận động người dân trong thôn đẩy lùi nạn tảo hôn . Nhờ vậy, tình trạng tảo hôn ở xã Cao Phạ đã giảm đáng kể những năm gần đây.

Chị Vàng Thị Pàng chia sẻ: “Được gia đình khuyên bảo và bản thân cũng tìm hiểu về những hệ lụy khi kết hôn và sinh con sớm nên tôi đã cố gắng học tập, nâng cao kiến thức và lập gia đình khi đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật. Bởi vậy, vợ chồng tôi đều có kiến thức để chăm sóc gia đình, từ đó vươn lên phát triển kinh tế”.

Theo chị Pàng, những năm qua, Hội Phụ nữ xã, đã chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức các hoạt động tuyên truyền những kiến thức về nạn tảo hôn, kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản, mất cân bằng giới tính khi sinh, làm mẹ an toàn... Đồng thời, Hội cũng tập trung tuyên truyền nội dung giáo dục tiền hôn nhân cho trẻ em gái vị thành niên, các cặp vợ chồng, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, sử dụng biện pháp tránh thai an toàn; tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình, xâm hại tình dục trẻ em.

Thông qua các buổi họp thôn, bản, sinh hoạt CLB, các chi hội phụ nữ đã phối hợp với thanh niên, cán bộ dân số, lực lượng công an, cán bộ tư pháp của xã...cùng tuyên truyền theo phương châm “mưa dầm thấm lâu” và phân tích những hậu quả, tác hại của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống để mọi người dân hiểu, sáng suốt lựa chọn người bạn đời, mang lại hạnh phúc cho mình.

Bà Nông Thị Kim Cúc, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái cho biết: Với nhiều giải pháp, trong đó đấy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, 5 năm qua, công tác phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Cụ thể, năm 2015, toàn tỉnh có hơn 2 nghìn trường hợp tảo hôn, đến hết năm 2020 chỉ còn 270 trường hợp; Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018, toàn tỉnh có 9 cặp kết hôn cận huyết thống, đến nay không có trường hợp nào…

Xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, cơ bản không còn tình trạng tảo hôn, không có hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS, tỉnh sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2015 - 2025, thực hiện trong giai đoạn II (từ 2021 - 2025), sẽ chú trọng việc xây dựng nhân rộng mô hình tại các xã có tỷ lệ trên 50% đồng bào DTTS sinh sống hoặc có nguy cơ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cao.

Tin cùng chuyên mục
Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Lạm thu phí tham quan di tích, danh lam thắng cảnh; khâu tổ chức phân luồng kém dẫn đến tình trạng nhốn nháo, lộn xộn, tắc nghẽn trên đường lên tham quan di tích; cáp treo quá tải nhưng nhà ga vẫn tiếp tục bán vé để mặc du khách xếp hàng đợi cả vài tiếng đồng hồ… Đây là thực trạng đã và đang diễn ra nhiều năm nay tại không ít điểm tham quan di tích, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam khiến du khách không khỏi bức xúc, thất vọng.