Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Gương sáng giữa cộng đồng

Ấm áp "Tạp hóa 0 đồng" giữa lòng thành phố Tam Kỳ

T.Nhân-H.Trường - 16:23, 09/09/2024

Những ngày này, "Tạp hóa 0 đồng" tại phường Phước Hòa (Tp. Tam Kỳ, Quảng Nam) đã trở thành điểm đến quen thuộc của những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Đến đây, họ không những được phục vụ cơm trưa miễn phí, mà còn được tặng quần áo, đồ dùng sinh hoạt...

Tạp hóa
"Tạp hóa 0 đồng" - Nơi lan toả tình yêu thương đến mọi người

Gần 2 tháng nay, cứ 11h trưa hằng ngày, ở một tạp hóa nhỏ tại số 105 đường Phan Đình Phùng (phường Phước Hòa, Tp. Tam Kỳ, Quảng Nam) nhiều người lại sếp hàng chờ được phát cơm miễn phí. Một phụ nữ trung tuổi, phát cơm cho mọi người, trên khuôn mặt luôn nở nụ cười vui vẻ. Đó là cô là Huỳnh Thị Chung - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ phường Phước Hòa. 

Chia sẻ về "Tạp hóa 0 đồng", cô Chung nói: Ngay từ những ngày đầu mở tiệm tạp hóa này, cô đã tình nguyện đứng phát cơm cho mọi người. “Tạp hóa còn có tên là Thiện Tâm gồm một số thành viên và nhà hảo tâm đứng ra thành lập. Với tinh thần lá lành đùm lá rách, mỗi ngày tạp hóa sẽ phát miễn phí khoảng 40 - 50 suất cơm trưa cho những hoàn cảnh khó khăn”, cô Chung cho biết thêm.

Cũng theo cô Chung, những người đến nhận cơm ở đây phần lớn là những người bán vé số, công nhân và một số hoàn cảnh khó khăn khác. Nhìn thấy họ có bữa trưa ngon, những người thực hiện công việc này cũng cảm thấy ấm lòng, hạnh phúc nhiều hơn. Thông qua đây, chúng tôi muốn chia sẻ thông điệp đến với mọi người về việc lan tỏa tình yêu thương trong cộng đồng.

"Tạp hóa 0 đồng" hoạt động xuyên suốt các ngày trong tuần, mở cửa vào 10 giờ 30 đến khi phát hết cơm và quần áo miễn phí. Trước đó, mọi người trong nhóm Thiện Tâm chung tay mua thức ăn, làm cơm và cho vào hộp nhựa. Thực đơn tại đây cũng thay đổi liên tục, để đem đến cảm giác ngon miệng cho bà con.

Người khó khăn được nhận những phần cơm miễn phí từ tạp hóa
Người khó khăn được nhận những phần cơm miễn phí từ "Tạp hóa 0 đồng"

Cô Nguyễn Thị Hà, trú tại Phú Ninh cho biết, sáng tôi đi từ huyện Phú Ninh xuống Tp. Tam Kỳ để bán vé số, chiều tối mới về. “Bán vé số ngày được, ngày không, có ngày chỉ bán được 30.000 đồng đến 40.000 đồng nên cũng rất khó khăn. Kể từ khi có những suất ăn miễn phí như thế này, tôi cảm thấy được chia sẻ, đỡ đần. Ngày nào bán ở gần đó, tôi ghé để nhận cơm”, cô Hà nói.

Còn bà Mai Thị Bảy, ngụ xã Tam Phú, Tp. Tam Kỳ, cho biết: Hai vợ chồng bà bán vé số ở khu vực thành phố, hơn tháng nay, nhờ những phần cơm miễn phí này mà hai người đỡ được một phần chi phí hằng ngày. Số tiền dành dụm được, vợ chồng bà lo cho con ăn học.

“Những món ăn thường xuyên thay đổi, chúng tôi thấy rất ngon miệng. Hơn nữa, những người ở quán rất thân thiện, vui vẻ”, bà Bảy chia sẻ thêm.

Ngoài phát cơm trữa miến phí, tạp hóa còn tiếp nhận quần áo, sách vở mọi người quyên góp để trao lại cho những người cần
Ngoài phát cơm trữa miến phí, tạp hóa còn tiếp nhận quần áo, sách vở mọi người quyên góp để trao lại cho những người cần

Cũng theo bà Huỳnh Thị Chung, kinh phí để duy trì "Tạp hóa 0 đồng" này được các thành viên trong nhóm thiện nguyện Thiện Tâm tự đóng góp, kêu gọi. Ngoài các suất ăn miễn phí, nhóm thiện nguyện còn mong muốn nhiều người dân đóng góp quần áo, sách vở, các vật dụng cũ… đến tạp hóa để giúp thêm cho người cần, trên tinh thần “ai thừa thì cho đi - ai thiếu thì nhận về”.

“Một số người còn gặp khó khăn trong cuộc sống, hy vọng đây là nơi giúp họ có thêm được bữa ăn ngon, thêm được cái áo, chiếc quần cho con cái. Ngoài ra, tạp hóa còn là nơi lan tỏa thông điệp về lòng nhân ái, khuyến khích mọi người cùng chung tay giúp đỡ nhau”, bà Chung chia sẻ thêm.

Tin cùng chuyên mục
La Văn Vinh – Người Đan Lai đầu tiên trở thành bác sĩ

La Văn Vinh – Người Đan Lai đầu tiên trở thành bác sĩ

Những trăn trở từ hiện thực cuộc sống đã thôi thúc chàng thanh niên người Đan Lai La Văn Vinh (ở vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát, Con Cuông, Nghệ An) không ngừng rèn luyện, nỗ lực học tập để trở thành bác sĩ. Đặc biệt, ngay từ những ngày đầu tốt ngiệp Trung cấp Y Vinh, cầm tấm bằng y sĩ, chàng trai trẻ La Văn Vinh không tìm nơi đô thị hay nơi thuận lợi lập thân lập nghiệp mà háo hức quay trở về, phục vụ Nhân dân, phục vụ bản làng.