Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Bảo Lạc (Cao Bằng): Gần 400 thanh, thiếu niên được học tiếng dân tộc Lô Lô

Nguyệt Anh - 15:01, 18/03/2021

Để bảo tồn vốn văn hóa truyền thống của người Lô Lô, huyện Bảo Lạc đã tổ chức 6 dạy tiếng dân tộc Lô Lô (đen) theo hình thức truyền khẩu cho gần 400 thanh - thiếu niên dân tộc Lô Lô 2 xã: Hồng Trị, Cô Ba.

Đồng bào Lô Lô ở Cao Bằng bảo tồn khá nguyên vẹn trang phục truyền thống của dân tộc mình. (Ảnh TL)
Đồng bào Lô Lô ở Cao Bằng bảo tồn khá nguyên vẹn trang phục truyền thống của dân tộc mình. (Ảnh TL)

Các lớp học được tổ chức trong 2 năm (2019 - 2020), do các bậc cao niên dạy tiếng Lô Lô theo hình thức truyền khẩu trực tiếp, không có chữ viết phiên âm. Nội dung gồm: Lịch sử dân tộc Lô Lô; gia đình, dòng tộc; các làn điệu dân ca trong lao động sản xuất, hát đối đáp giao duyên, hát mừng nhà mới, hát đám cưới, mừng thọ; các bài cúng tế sử dụng trong các ngày hội truyền thống của dân tộc Lô Lô…

Sau lớp học, thanh-thiếu niên dân tộc Lô Lô đã tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, nghi lễ, lễ hội truyền thống, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Lô Lô trên địa bàn.

Dân tộc Lô Lô là 1 trong 16 dân tộc rất ít người của nước ta. Tại Cao Bằng, dân tộc Lô Lô sinh sống chủ yếu ở 2 huyện: Bảo Lạc, Bảo Lâm với hơn 2.800 người. Riêng huyện Bảo Lạc, người Lô Lô cư trú tập trung ở 3 xã: Kim Cúc, Hồng Trị, Cô Ba với 294 hộ, 1.427 nhân khẩu, chiếm 2,7% dân số toàn huyện. Đến nay, người Lô Lô vẫn gìn giữ gần như nguyên vẹn những nét văn hóa phong phú, đặc sắc từ lâu đời như: ngôn ngữ, tiếng nói, làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc, lễ hội, kiến trúc nhà sàn, trang phục, nghề thủ công, đánh trống đồng. Dân tộc Lô Lô có ngôn ngữ riêng nhưng không có chữ viết mà chỉ truyền khẩu.

Tin cùng chuyên mục
Rực rỡ Đêm hội Raglay Ninh Thuận

Rực rỡ Đêm hội Raglay Ninh Thuận

Tối 16/5, tại xã Phước Đại, UBND huyện Bác Ái đã diễn ra Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Đêm hội Raglay”. Đây là chuỗi hoạt động nằm trong chương trình Lễ hội Văn hóa Raglay huyện Bác Ái lần thứ III- năm 2025. Chương trình có sự tham gia biểu diễn của trên 200 nghệ nhân, diễn viên đến từ các xã trên địa bàn huyện và diễn viên Trung tâm Văn hóa- Nghệ thuật tỉnh. Đến dự có ông Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy- Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở ngành và đông đảo người dân địa phương.