Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động Công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Bình Phước: Nhiều mục tiêu lớn cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Mộc Nhi - 08:30, 13/11/2023

Với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi bền vững, mỗi năm phấn đấu giảm 1.000 hộ nghèo, tỉnh Bình Phước đã triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Năm 2023, Bình Phước sẽ tăng cường hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm, tạo sinh kế để hỗ trợ người nghèo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần.
Năm 2023, Bình Phước tăng cường hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm, tạo sinh kế để hỗ trợ người nghèo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần

Thoát nghèo nhờ vốn vay ưu đãi

Tỉnh Bình Phước có 203.519 người thuộc 41 dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 19,67% tổng dân số của cả tỉnh. Đồng bào DTTS của tỉnh Bình Phước sinh sống đan xen trên địa bàn 111 xã, phường, thị trấn của 11 huyện, thị xã, thành phố, trong đó có 58 xã thuộc vùng DTTS & MN giai đoạn 2021 - 2025. Trong 58 xã có 5 xã khu vực III, 3 xã khu vực II, 50 xã khu vực I. Toàn tỉnh có 46 thôn, đặc biệt khó khăn. Các DTTS chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp tập trung ở địa bàn miền núi, vùng sâu, biên giới. 

Đến năm 2022 áp dụng chuẩn nghèo mới giai đoạn 2022 - 2025 nên số hộ nghèo người DTTS của tỉnh Bình Phước còn 2.820 hộ chiếm 57,91% trong tổng số hộ nghèo của cả tỉnh (cả tỉnh là 4.870 hộ nghèo). Thu nhập bình quân của người DTTS trên địa bàn tỉnh năm 2022 đạt 39 triệu đồng.

Trong giai đoạn 2021-2025, Bình Phước đặt mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo mới, giai đoạn 2022-2025, Bình Phước đặt mục tiêu mỗi năm giảm khoảng 2.000-2.500 hộ nghèo theo chuẩn đa chiều, trong đó có 1.000 hộ nghèo dân tộc thiểu số.

Ở huyện biên giới Lộc Ninh, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững gắn với giảm 1.000 hộ nghèo DTTS được triển khai trọng tâm, trọng điểm thời gian qua. Do được ưu tiên bố trí nguồn lực, trong đó vốn tín dụng chính sách được triển khai rộng khắp đã và đang tạo điều kiện cho nhiều hộ nghèo, cận nghèo, hộ đồng bào DTTS phát triển kinh tế, tạo sức bật quan trọng cho công tác giảm nghèo bền vững nơi đây.

Tạo sinh kế cho đồng bào DTTS là một trong những giải pháp giảm nghèo bền vững.
Tạo sinh kế cho đồng bào DTTS là một trong những giải pháp giảm nghèo bền vững.

Anh Điểu Cường ở xã Lộc Hòa quyết định đầu tư thu mua mủ cao su, xay xát lúa tại địa phương. Từ khi được được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, những khó khăn ban đầu về cơ sở vật chất, máy xay xát của gia đình anh nhanh chóng được giải quyết. Hiện nay cơ sở của anh Cường thu mua lúa, gia công, chế biến gạo, thu mua mủ cao su...công việc đang đi vào ổn định, tiêu thụ gần 500 tấn lúa mỗi năm.

Ông Nguyễn Văn Tuyền, Trưởng ấp 8A cho biết: Kể từ khi nhà máy xay xát của anh Cường đi vào hoạt động, người dân ở đây bán lúa với giá cao hơn thương lái thu mua và hướng tới xây dựng thương hiệu cho lúa gạo Lộc Hòa. Kinh tế ổn định, hằng tháng, anh Cường còn hỗ trợ các gia đình hoàn cảnh khó khăn 5kg gạo.

Thực hiện cho vay đối với hộ nghèo, cận nghèo, hộ đồng bào DTTS, nguồn vốn 45 tỷ đồng giải ngân từ đầu năm đến nay được các hộ sử dụng, khai thác đúng mục đích và phát huy hiệu quả, đã góp phần thiết thực cho công tác giảm nghèo bền vững mà địa phương đang nỗ lực thực hiện.

Ông Nguyễn Đức Phong, Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lộc Ninh cho biết: Nhằm tạo điều kiện tốt nhất để các hộ nghèo, cận nghèo, hộ đồng bào DTTS tiếp cận vốn, các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác cũng đã chủ động tìm hiểu nhu cầu, định hướng về cây - con giống, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, từ đó, giúp các hộ vay sử dụng hiệu quả nguồn vốn, từng bước thoát nghèo bền vững. Năm 2023, huyện Lộc Ninh đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 0,69% xuống còn 0,12%.

Mô hình chăn nuôi dê của người dân xã Lộc An, huyện Lộc Ninh từ nguồn vốn vay tín dụng chính sách
Mô hình chăn nuôi dê của người dân xã Lộc An, huyện Lộc Ninh từ nguồn vốn vay tín dụng chính sách

Đẩy nhanh tiến độ các dự án, tiểu dự án thành phần

 Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tổng nguồn vốn phân bổ thực hiện đồng bộ 10 dự án thành phần đến năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bình Phước là 547 tỷ 377 triệu đồng (gồm: vốn giao năm 2023 là 330 tỷ 773 triệu đồng; vốn giao năm 2022 kéo dài sang năm 2023 là 216 tỷ 604 triệu đồng. Trong đó: nguồn đầu tư là 394 tỷ 022 triệu đồng, nguồn sự nghiệp là 153 tỷ 355 triệu đồng). 

Với sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt của hệ thống chính trị cũng như ý thức tự vươn lên của mỗi hộ dân, trong năm 2022 đã hỗ và xây dựng 826 căn nhà, trị giá hơn 66 tỷ đồng, sửa chữa 9 căn, trị giá gần 240 triệu đồng, hỗ trợ cây con giống cho các hộ dân liền kề khu vực biên giới trị giá 120 triệu đồng, hỗ trợ học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn trị giá 220 triệu đồng…Cuối năm 2022, toàn tỉnh giảm 2.481 hộ nghèo, trong đó có 1.000 hộ nghèo DTTS, đạt 100% kế hoạch. Toàn tỉnh còn 2.879 hộ nghèo, chiếm 1,03%. Tính đến nay, Bình Phước đã giải ngân được 143 tỷ 704 triệu đồng, đạt 26% trên tổng vốn giao của 2 năm (2022 - 2023).

Ngoài ra, để đẩy nhanh tốc độ giảm số hộ nghèo, tỉnh Bình Phước yêu cầu hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế cho 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; người DTTS sinh sống tại vùng kinh tế - xã hội khó khăn.

Đồng thời, Bình Phước sẽ cho vay 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo đủ điều kiện phát triển 22 mô hình giảm nghèo/năm; hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo có ít nhất 1 thành viên trong độ tuổi lao động có việc làm bền vững; phấn đấu 20% người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo đăng ký học nghề.

Chị Lý Say Kín ở thôn Bình Giai, xã Phước Minh, huyện Bù Gia Mập chăm sóc đàn đê từ nguồn vốn chính sách xã hội
Chị Lý Say Kín ở thôn Bình Giai, xã Phước Minh, huyện Bù Gia Mập chăm sóc đàn đê từ nguồn vốn chính sách xã hội

Tại hội nghị Sơ kết công tác dân tộc tỉnh 6 tháng đầu năm, ông Nguyễn Lương Nhân, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước cho biết: Trong năm 2023 tỉnh phấn đấu giải ngân 100% nguồn vốn được giao. Theo đó, thực hiện giảm 1.005 hộ nghèo DTTS với các nhu cầu cụ thể như: Hỗ trợ đất ở cho 249 hộ; giải quyết nhà ở cho 911 hộ; hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 1.840 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 1.541 hộ, xây dựng 7 công trình giếng nước sinh hoạt tập trung; thực hiện 5 dự án quy hoạch, bố trí, ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn, biên giới và những nơi cần thiết; hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng DTTS và miền núi… cùng một số nội dung khác của Chương trình MTQG 1719.

Trong thời gian tới, tỉnh Bình Phước tiếp tục đầu tư các dự án quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư vùng đồng bào DTTS, biên giới và những nơi cần thiết, phấn đấu có trên 70% thôn có đường giao thông đến trung tâm được cứng hóa, hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, thúc đẩy kinh doanh, khởi nghiệp, thu hút đầu tư; xây dựng vùng nguyên liệu liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho các tổ hợp tác, hợp tác xã vùng đồng bào DTTS và miền núi...

Có thể thấy, sau một thời gian triển khai các đề án, chính sách, đời sống đa phần các hộ dân thụ hưởng nguồn vốn đã có nhiều khởi sắc, điều đó minh chứng nguồn vốn từ các Chương trình MTQG, gắn với giảm 1.000 hộ đồng bào DTTS nghèo phát huy hiệu quả. Nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng đã và đang góp phần làm thay đổi đời sống các hộ dân vùng DTTS, tiếp tục là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Bình Phước.

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.