Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Cà Mau: Tưng bừng Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc

Minh Triết - 11:29, 07/03/2023

Ngày 6/3 (tức 15/2 âm lịch), Lễ hội Nghinh Ông năm 2023 đã được tổ chức trọng thể tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau thu hút hơn 1.500 du khách trong và ngoài tỉnh tham dự.

Các nghi lễ được chuẩn bị rất chu đáo và giữ được nét truyền thông đặc trưng vùng Biển Cà Mau
Các nghi lễ được chuẩn bị rất chu đáo và giữ được nét truyền thông đặc trưng vùng Biển Cà Mau

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau được tổ chức vào ngày 14 - 15/2 (âm lịch). Theo đó, đúng 11h trưa, lễ rước Ông được khởi hành tại Lăng Ông, sau đó diễu hành quanh thị trấn Sông Đốc hòa cùng tiếng trống, tiếng kèn rộn ràng của đội nhạc lễ tạo nên không khí lễ hội náo nhiệt. Đoàn tàu ra biển “Nghinh Ông” gồm 3 chiếc được kết lại thành đoàn, trang hoàng cờ, phướn, băng rôn, khẩu hiệu…

Những chiếc tàu dẫn đầu luôn được trang trí rất trang nghiêm
Những chiếc tàu dẫn đầu luôn được trang trí trang trọng, đẹp mắt

Trước 2 ngày diễn ra Lễ hội, xung quanh khu vực Lăng được trang hoàng với nhiều cờ phướn, trang trí đẹp mắt. Từng đoàn tàu tham gia “Nghinh Ông” đều chạy ra biển theo hướng Hòn Chuối. Tàu chạy khi nào đến lằn ranh nước trong thì người chủ lễ làm thủ tục khấn vái, thắp hương và “xin keo”. Khi xin “được keo” thì tàu quay về và đem những lọ nước biển trong lành về Lăng Ông thờ cúng.

Ông Võ Văn Chông, thuyền trưởng một trong số những tàu cá đi Nghinh Ông cho biết: “Lễ hội được công nhận di sản, nhưng do 2 năm trước ảnh hưởng dịch Covid-19,  ko tổ chức, năm nay Lễ hội Nghinh Ông diễn ra rất trang trọng đông người với những nghi lễ truyền thống được gìn giữ. Dân đi biển chúng tôi tham gia Lễ hội để cầu cho mưa thuận gió hòa, ngư dân ra khơi may mắn, đánh bắt cá tôm được an hòa”.

Lễ hội Nghinh Ông gắn liền với tín ngưỡng dân gian và đền thờ Cá Ông ở thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời nhằm tôn vinh loài cá Voi, hay còn gọi là “Nam Hải đại tướng quân”, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, ngư dân ra khơi đánh bắt được trúng mùa.

Cờ phướn được trang hoàng xung quanh khu vực tổ chức lễ
Cờ phướn được trang hoàng xung quanh khu vực tổ chức lễ

Ông Trần Quốc Lâm - Chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc cho biết, trước ngày diễn ra Lễ hội, địa phương đã thông báo rộng rãi cho các chủ phương tiện chuẩn bị đủ các điều kiện đăng ký theo tàu chủ ra biển. Năm nay, Ban Tổ chức chuẩn bị 6 chiếc tàu chính và 50 chiếc tàu cá có nhiệm vụ chở ban tổ chức, các vị chức sắc, học trò lễ và khoảng 1.500 du khách tham quan ra biển.

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc được xếp vào danh sách 60 lễ hội tiêu biểu ở Việt Nam. Năm 2021, Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chứng nhận đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.