Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn của nhà nông

Cách trồng và chăm sóc cây cỏ xạ hương

Như Ý - 16:35, 29/01/2024

Cỏ xạ hương là một loại thảo mộc được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực, dược liệu và trang trí. Cây cỏ xạ hương có tác dụng làm chất khử trùng, giúp lành vết thương, dễ tiêu hóa, ngăn ngừa các bệnh về hô hấp, chữa viêm giác mạc…Đây là loài thảo mộc khỏe mạnh, cách gieo trồng và chăm sóc đơn giản. Sau đây là cách trồng và chăm sóc cây cỏ xạ hương mời bà con tham khảo.

Cỏ xạ hương là một loại thảo mộc được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực, dược liệu và trang trí.
Cỏ xạ hương là một loại thảo mộc được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực, dược liệu và trang trí.

Điều kiện trồng

Cây xạ hương là loài cây ưa ẩm, do đó bà con cần đảm bảo điều kiện ánh sáng tốt khi trồng cỏ xạ hương. Nhiệt độ lý tưởng nhất cho việc gieo trồng cây xạ hương là từ 20-25 độ C.

Vào mùa hè, bạn nên cắt tỉa bớt cành và tạo thông thoáng gió cho cây xạ hương. Đồng thời đặt cây xạ hương ở nơi râm mát để cây có thể phát triển tốt, lớn khỏe.

Chuẩn bị dụng cụ và đất trồng

Bạn có thể tận dụng bao xi măng, bao tải, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cây cỏ xạ hương.

Cỏ xạ hương không kén đất nhưng đất cần phải thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng, tơi xốp và có thể sử dụng hỗn hợp than bùn. Nên chuẩn bị đất pha cát, tỉ lệ 70 % đất, 30 % là tốt nhất.

(Tổng hợp) Cách trồng và chăm sóc cây cỏ xạ hương 1

Cách trồng và chăm sóc cây cỏ xạ hương

Cỏ xạ hương rất dễ trồng và cũng dễ nhân giống. Để nhân giống, bà con có thể lựa chọn một trong các phương pháp như tách cành, giâm, chiết cành, gieo hạt.

Với phương pháp gieo hạt: Sau khi làm ẩm đất, gieo hạt cách mặt đất khoảng 1cm là được. Lưu ý: Không để cho đất bị khô trước khi hạt nảy mầm. Khi mọc được 4 – 6 lá, chuyển vào bình nhỏ trước, đợi đến khi hệ rễ của cây phát triển mới đem trồng vào chậu.

Phương pháp giâm cành: Chọn phần đỉnh mầm để đem giâm khả năng thành công cao. Không nên chọn các cành đã phát triển thành thân gỗ vì khả năng mọc rễ của nó kém. Dù sử dụng phương pháp nhân giống nào thì tốt nhất nên thêm 5 – 10% chất hữu cơ vào đất trồng để cây nhanh phát triển.

Bà con cần lưu ý: Cây xạ hương là loài cây ưa nắng nhiều. Bởi vậy các bạn mình cần đảm bảo điều kiện ánh nắng tốt khi trồng cỏ xạ hương. Nếu trồng ở những nơi thiếu ánh nắng lâu ngày thì cây sẽ còi cọc hoặc chết.

Cỏ xạ hương có nhu cầu nước tưới vừa phải. Đất trồng nên trộn với các loại phân hữu cơ vi sinh hoặc phân trùn quế. Sử dụng phân bón tan chậm cho cây ăn định kỳ 15 ngày/lần là tốt nhứt. Vừa không sợ cây dư chất cháy rễ vừa đỡ công sức cho cây ăn nhiều lần.

Cắt tỉa cỏ xạ hương vào mùa thu để duy trì thói quen phát triển gọn gàng và ngăn chặn sự lây lan của nó. Dùng những cành giâm này để nhân giống, hoặc phơi khô để nấu ăn.

Thời điểm cây xạ hương phát triển nhất là vào mùa Xuân và mùa Đông.

(Tổng hợp) Cách trồng và chăm sóc cây cỏ xạ hương 2

Phòng, chống bệnh thường gặp

Khi trồng xong cây cỏ xạ hương, ở giai đoạn cây tốt tươi nhiều nhánh nên để ý bệnh nhện đỏ, sâu lá, thối rễ, rệp có thể tấn công nếu đất sũng nước và cây rậm rạp không cắt tỉa. Bà con có thể lựa chọn điều trị cho các bệnh này như sau:

Loại bỏ các cành bị nhiễm bệnh bằng cách sử dụng kéo cắt tỉa.

Tưới nước cho cây bằng cách khay đặt dưới chậu hoặc tưới sát gốc cây mà không để nước đọng trên lá.

Tỉa cây thường xuyên để cải thiện lưu thông không khí. Phủ lớp phủ bên dưới cây để ngăn bào tử nấm trong đất bắn lên lá. Tưới vào sáng sớm và chỉ tưới khi đất đã khô. Trộn đất trồng cùng với tro trấu, xơ dừa đảm bảo thoát nước tốt.

(Tổng hợp) Cách trồng và chăm sóc cây cỏ xạ hương 3

Thu hoạch

Bà con có thể thu hoạch xạ hương ở bất kỳ thời gian nào. Để sử dụng xạ hương, bà con cắt cành bằng kéo, rửa và sau đó dải lá từ thân cây và cắt lá để giúp giải phóng thêm hương vị. Sử dụng xạ hương trong các công thức nấu ăn để giúp cân bằng hương vị mạnh mẽ của nó và để cho nó có thời gian để truyền tải được đầy đủ hương vị của thức ăn.

Cỏ xạ hương cũng có thể được đông lạnh, sấy khô và đóng chai để sử dụng sau này.

Tin cùng chuyên mục
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sưa đỏ

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sưa đỏ

Cây sưa đỏ là một loại cây gỗ quý hiếm có giá trị cao. Trồng cây sưa không chỉ đem lại màu xanh cho môi trường mà còn có thể làm giàu nhờ những nguồn lợi do loài cây này đem lại. Để trồng cây sưa đỏ mang lại hiệu quả cao, mời bà con tham khảo các quy trình kỹ thuật và chăm sóc sau đây.