Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Cảnh giác với thủ đoạn buôn người

TUYẾT MAI - 11:01, 01/10/2019

Nhiều năm qua, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, không ít phụ nữ đã trở thành nạn nhân của các đối tượng tội phạm buôn bán người. Do đó, theo cơ quan chức năng, người dân cần đặc biệt nâng cao cảnh giác.

Chị Nguyễn Thị Biên, xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hoà (người đang ngồi) nạn nhân mua bán người được giới thiệu việc làm.
Chị Nguyễn Thị Biên, xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hoà (người đang ngồi) nạn nhân mua bán người được giới thiệu việc làm.

Đại tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang nhận định, những năm vừa qua tình hình buôn bán người trên địa bàn đã có sự thuyên giảm, song phức tạp về cách thức hoạt động. Nạn nhân của các vụ mua bán hầu hết là phụ nữ và trẻ em, đa phần bị lấy nội tạng, cưỡng ép kết hôn, đẻ thuê hoặc bóc lột lao động và tình dục.

Đối tượng tội phạm chủ yếu là người quen, người thân, họ hàng; chúng nhắm đến những phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống hôn nhân hoặc những gia đình lo làm ăn, ít quan tâm, sát sao con cái. Chúng thường sử dụng các chiêu bài tinh vi như: Cò mồi giới thiệu việc làm với mức thu nhập cao, rủ rê đi chơi rồi lừa bán. Không ít thiếu nữ vì nhẹ dạ cả tin, mắc lừa khi các đối tượng làm quen qua mạng xã hội, tán tỉnh yêu đương rồi rủ đi chơi, vẽ ra viễn cảnh về sự giàu sang, xa hoa của các “vùng đất hứa”. Đặc biệt, những tội phạm buôn bán người thường có tiền án, tiền sự, thậm chí có người từng là nạn nhân bị mua bán, thông thuộc khu vực biên giới, cửa khẩu, các đường mòn, lối mở.

Do đó, để phòng tránh, giảm số lượng nạn nhân bị mua bán, theo Đại tá Nguyễn Mạnh Hùng, công tác truyền thông, giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng. Chính các bậc phụ huynh cần sớm trang bị cho mình và con em mình những kiến thức, thông tin cần thiết. Khi đi bất cứ đâu cũng cần phải thông báo tới bố mẹ, người thân trong gia đình về số điện thoại, địa chỉ liên hệ. Đối với trẻ em gái, thiếu nữ và phụ nữ nói riêng càng phải cảnh giác trước những lời tán tỉnh qua mạng internet, bạn bè rủ rê đi chơi xa hoặc những cơ hội việc làm lương cao ở vùng giáp biên hay bên kia biên giới.

Bên cạnh đó, công tác tái hòa nhập cộng đồng cho những phụ nữ bất hạnh là nạn nhân của tội phạm buôn người cũng là vấn đề cần được lưu tâm. Bà Nguyễn Thị Liên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Bắc Giang cho biết, thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ toàn tỉnh đã hỗ trợ, giúp đỡ 28 phụ nữ bị buôn bán trở về xây nhà mái ấm tình thương, vay vốn không lãi suất, giới thiệu việc làm, hướng dẫn làm thủ tục nhập khẩu... để các nạn nhân sớm trở về hòa nhập với cuộc sống bình thường. 

Theo đó, cấp Hội Phụ nữ tỉnh Bắc Giang đã giúp hàng chục trường hợp là nạn nhân bị buôn bán người. Có thể kể tới các trường hợp như: chị Nguyễn Thị Biên (SN 1968) thôn Hưng Đạo, xã Đông Lỗ (Hiệp Hòa) trở về sau 28 năm bị buôn bán, nay được giới thiệu việc làm tại một doanh nghiệp sản xuất túi giấy xuất khẩu; chị Lê Thị Thuần, thôn Phú Nhuận, xã Đoan Bái (Hiệp Hòa) trở về sau 19 năm được hướng dẫn nhập khẩu, làm giấy tờ cho các con. Chị Trần Thị Lương thôn Chằm và chị Đ.T.Th, thôn Khoát, xã Đông Lỗ (Hiệp Hòa) đã được Hội LHPN các xã, huyện hỗ trợ xây nhà mái ấm tình thương...

Tin cùng chuyên mục
Thường Xuân (Thanh Hóa): Dừng hoạt động cơ sở thu mua keo thôn Tú sau phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển

Thường Xuân (Thanh Hóa): Dừng hoạt động cơ sở thu mua keo thôn Tú sau phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển

Ngày 4/4/2024, Báo Dân tộc và Phát triển có bài viết: Thường Xuân (Thanh Hóa): Cần chấn chỉnh tình trạng kinh doanh không tuân thủ pháp luật ở xưởng thu mua keo thôn Tú. Nội dung bài viết nêu rõ: Trong quá trình hoạt động, cơ sở thu mua gỗ keo tại thôn Tú, xã Xuân Thắng, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá ngoài việc gây ô nhiễm môi trường về tiếng ồn và không khí, còn tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông, khiến cho người dân tại địa phương lo lắng có ý kiến đến các cấp.