Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tìm trong di sản

Chè Shan tuyết Tủa Chùa (Điện Biên) được công nhận là cây di sản Việt Nam

Hoàng Khánh - 11:31, 02/04/2022

Quần thể 100 cây chè Shan Tuyết tại 2 thôn Sín Chải, Hấu Chua (xã Sín Chải, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên) vừa được chính thức công nhận là Cây di sản Việt Nam.

Quần thể 100 cây chè Shan tuyết tại Điện Biên đã đạt đầy đủ các tiêu chí là Cây di sản Việt Nam
Quần thể 100 cây chè Shan tuyết tại Điện Biên đã đạt đầy đủ các tiêu chí là Cây di sản Việt Nam

 Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam vừa có thông báo về kết quả xét duyệt và chính thức công nhận Cây di sản Việt Nam đối với quần thể 100 cây chè Shan Tuyết tại 2 thôn: Sín Chải và Hấu Chua thuộc xã Sín Chải, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên. Trước đó (ngày 25/3), Hội đồng xét duyệt đã tiến hành họp xét hồ sơ và kết luận quần thể 100 cây chè Shan tuyết tại đây đã đạt đầy đủ các tiêu chí là Cây di sản Việt Nam.

Để có được kết quả này, chính quyền huyện Tủa Chùa đã lập đoàn khảo sát, lựa chọn ra 100 cây có kích thước lớn nhất, trong quần thể gần 4.000 cây hiện có để tiến hành đo các chỉ số: chiều cao cây, đường kính tán lá, chu vi gốc cây… Trên cơ sở đó tổng hợp, lập hồ sơ đề nghị công nhận.

Chè Shan tuyết đã trở thành đặc sản và mang lại nguồn thu ổn định cho đồng bào Mông
Chè Shan tuyết đã trở thành đặc sản và mang lại nguồn thu ổn định cho đồng bào Mông

Huyện Tủa Chùa nằm ở độ cao khoảng 1.400 mét so với mực nước biển. Nơi đây hiện đang sở hữu rừng chè Shan tuyết cổ thụ, trong đó nhiều cây có tuổi đời vài trăm năm. Đây là giống chè mọc tự nhiên, được chăm sóc hoàn toàn hữu cơ. Trước kia, người dân bản địa chủ yếu thu hái về để sử dụng trong gia đình. Tuy nhiên hiện nay, chè Shan tuyết đã trở thành đặc sản và mang lại nguồn thu ổn định cho nhiều người dân địa phương.

Ngoài ra, việc gắn du lịch với các trải nghiệm hái chè cổ thụ Shan tuyết đang được địa phương phát triển, trở thành bản sắc và là sức hút riêng đối với mỗi du khách khi ghé thăm Sín Chải, Tủa Chùa.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.