Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động Công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng giúp đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo

Mộc Nhi - 10:10, 19/11/2023

Những năm gần đây, các huyện miền núi tỉnh Sơn La đã và đang phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển các mô hình liên kết trồng cây dược liệu, bước đầu đã đem lại hiệu quả. Từ đó, mở ra hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo việc làm, thu nhập ổn định, giúp đồng bào DTTS từng bước vươn lên thoát nghèo.

Cà phê hiện là cây trồng chủ lực ở tỉnh Sơn La, giúp người dân có thu nhập ổn định, xoá đói giảm nghèo
Cà phê hiện là cây trồng chủ lực ở tỉnh Sơn La, giúp người dân có thu nhập ổn định, xoá đói giảm nghèo

Đổi thay ở một vùng quê

Với mong muốn cây dược liệu trở thành thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, tạo sinh kế cho người dân, phủ xanh đất trống, đồi trọc và bảo vệ rừng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sốp Cộp đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị, các xã tuyên truyền, vận động các HTX, hộ gia đình chuyển đổi diện tích đất trồng cây hoa màu năng suất thấp sang trồng cây dược liệu, hoặc trồng xen vào diện tích cây ăn quả chưa cho thu hoạch.

Hiện nay, huyện Sốp Cộp có trên 60 ha cây quế, 16 ha cây sa nhân, 20 ha gừng, 4 ha hà thủ ô, cát sâm, khôi nhung, đẳng sâm. Trong đó, 40 ha gừng, sa nhân, hà thủ ô đã cho thu hoạch. Tại các xã vùng thấp, như Sốp Cộp, Mường Và, Dồm Cang tập trung trồng cây đẳng sâm, khôi nhung, cát sâm, hà thủ ô; các xã vùng cao hoặc các xã có khí hậu mát mẻ, như Mường Lèo, Nậm Lạnh, Mường Lạn trồng sa nhân, quế, gừng...

Các mô hình trồng dược liệu điển hình như: Trồng thảo quả dưới tán rừng tại huyện Sốp Cộp, Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mường La, năng suất 3-5 tấn quả tươi/ha, thu nhập khoảng 60-100 triệu đồng/ha; mô hình trồng cây sachi tại HTX nông nghiệp Thành Cường, huyện Mai Sơn, thu nhập 25-35 triệu/tấn hạt; mô hình trồng sả tại huyện Mường La, năng suất trung bình đạt 3,5 tấn/ha, doanh thu đạt 35 triệu đồng/ha/năm; mô hình trồng sâm Ngọc Linh tại huyện Mai Sơn...

Mô hình trồng cây dược liệu ở huyện Sốp Cộp.
Mô hình trồng cây dược liệu ở huyện Sốp Cộp.

Là một trong những HTX tiên phong trồng cây dược liệu, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho các thành viên và nhiều lao động địa phương. Hiện nay, HTX Long Hiếu đang trồng các loại cây sa nhân đỏ, khôi nhung, cát sâm, gừng và đang ươm 400 nghìn cây giống phục vụ trồng 20 ha đẳng sâm từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Hiện nay, đã cung ứng hơn 100 nghìn cây giống cho trên 50 hộ ở các xã giáp trung tâm huyện.

Anh Lại Đình Hiến, Giám đốc HTX Long Hiếu, cho biết: Năm 2020, HTX trồng 1 ha cây hà thủ ô tại bản Nà Lốc, xã Sốp Cộp. 2 năm sau cho thu hoạch, sản lượng đạt 6 tấn củ tươi, thu trên 350 triệu đồng. Từ thành công ban đầu, HTX đã đầu tư cho 11 thành viên trồng gần 30 ha cây dược liệu, gồm các loại cây sa nhân tím, khôi nhung, cây cát sâm, gừng tại xã Nậm Lạnh, Mường Lèo. Trong đó, 20 ha gừng trồng tại xã Mường Lèo đã cho thu hoạch; còn các loại cây khác đang phát triển tốt.

Bên cạnh việc đẩy mạnh cây dược liệu trở thành thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, huyện Sốp Cộp còn đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt chống chịu với sâu bệnh. Khuyến khích ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, luân canh, xen canh... để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng Sơn La đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả cao
Phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng Sơn La đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả cao

Đến nay, huyện Sốp Cộp đã trồng hơn 45 ha dứa nguyên liệu tại các xã Sốp Cộp, Dồm Cang, Sam Kha, Mường Và, Nậm Lạnh; hơn 70ha mắc ca tại xã Mường Và, Mường Lèo… Hơn 2.100ha cây ăn quả với các cây trồng chủ lực là cam, xoài, bưởi, dứa, mận, nhãn… Trong năm 2022, đã trồng mới hơn 1.200 ha rừng tại các xã Mường Và, Nậm Lạnh, Dồm Cang, Púng Bánh, Sam Kha, Mường Lèo; 26.400 cây phân tán các loại trên toàn huyện.

Phát huy những kết quả đạt được, đồng bào DTTS ở huyện Sốp Cộp tiếp tục đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo, chung sức xây dựng bản ngày càng giàu đẹp. Được biết tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025) của huyện đã giảm từ 4-5%/năm, phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 25%.

Lồng ghép các chương trình mang lại hiệu quả cao

Thực hiện Dự án quy hoạch phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Giai đoạn 2020-2030, tỉnh phấn đấu khai thác 90.400 ha cây thuốc dưới tán rừng; bảo tồn 86.292 ha rừng đặc dụng có cây thuốc dưới tán rừng, định hướng đến năm 2030 đạt 50.000 ha.

Nhân dân bản Nà Khoang, xã Mường Và trao đổi kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả có múi.
Nhân dân bản Nà Khoang, xã Mường Và trao đổi kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả có múi.

Theo kế hoạch việc chuyển đổi trên tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa toàn tỉnh Sơn La năm 2023 là 869,36 ha, trong đó: Chuyển đổi sang trồng cây hàng năm 368,17 ha; Chuyển đổi sang trồng cây lâu năm 495,39 ha; Chuyển đổi sang kết hợp nuôi trồng thủy sản là 5,8 ha, trong đó: Chuyển đổi trên đất lúa nương là 727,5 ha trong đó: Diện tích chuyển sang cây hàng năm là 262,1 ha, chuyển sang cây lâu năm là 465,4 ha. Chuyển đổi từ đất lúa ruộng 01 vụ là 106,82 ha trong đó: Chuyển sang cây hàng năm là 72,92 ha, chuyển sang cây lâu năm là 29,19 ha, chuyển sang kết hợp nuôi trồng thủy sản là 4,71 ha. Chuyển đổi từ đất lúa ruộng 02 vụ là 35,04 ha, trong đó: Chuyển sang cây hàng năm là 33,15 ha, chuyển sang cây lâu năm là 0,8 ha, chuyển sang kết hợp nuôi trồng thủy sản là 1,09 ha.

Để đạt được những mục tiêu trên, tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ với chính quyền, đoàn thể các cấp trong công tác hướng dẫn, chỉ đạo, tuyên truyền vận động Nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo đúng quy định, đảm bảo hiệu quả.

Đồng thời xác định cơ cấu cây trồng phù hợp với từng vùng chuyển đổi, từng chất đất, tập quán sản xuất cũng như nhu cầu của thị trường; tăng cường công tác chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất phù hợp với từng loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao.

Cùng với đó, tỉnh đã ban hành chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh để hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi, hệ thống tưới tiết kiệm; đào tạo nghề, nâng cao năng lực quản lý chuỗi và phát triển thị trường; đầu tư cơ sở chế biến nông sản. Ngoài ra, lồng ghép hỗ trợ phát triển cây dược liệu theo các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững...

Khu nhà xưởng và khu trồng thử nghiệm cây dược liệu của HTX Long Hiếu
Khu nhà xưởng và khu trồng thử nghiệm cây dược liệu của HTX Long Hiếu

Ông Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Sơn La cho biết, thời gian qua, sản xuất nông nghiệp của địa phương đã có sự chuyển dịch quan trọng, từ thuần nông, quảng canh, tự túc, tự cấp chuyển sang sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế nông nghiệp và khai thác tốt các tiềm năng của địa phương. Tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách để triển khai thực hiện hiệu quả một số chủ trưởng lớn như trồng cây ăn quả trên đất dốc để thay thế cây lương thực ngắn ngày kém hiệu quả; hình thành các vùng cây ăn quả, vùng nguyên liệu tập trung gắn với chế biến và tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu.

Có thể thấy, với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây hàng năm đã cho hiệu quả một cách rõ rệt. Trong thời gian tới, mong rằng những cách làm hay sẽ tiếp tục được nhân rộng để đời sống của đồng bào DTTS Bắc Kạn được cải thiện, từng bước vươn lên thoát nghèo.  

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.