Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động Công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Chuyện về những thầy cô gieo chữ nơi vùng biên Mèo Vạc

V. Hoa - M. Đức - 04:33, 15/11/2023

Mèo Vạc (Hà Giang) được biết đến là vùng biên viễn có điều kiện tự nhiên, khí hậu thổ nhưỡng khắc nghiệt. Tuy nhiên, nhiều năm qua với lòng yêu nghề, mến trẻ, những thầy, cô giáo ở nơi đây đã kiên trì "cõng chữ, leo vách đá” bám trường, bám bản để gieo con chữ. Dẫu con đường còn lắm gập ghềnh, nhưng những người thầy cô giáo đã tình nguyện dành cả thanh xuân cho học sinh DTTS, đóng góp cho sự nghiệp trồng người ở miền biên viễn.

Lớp học nơi miền biên viễn, dù khó khăn về vật chất nhưng tinh thần dạy và học rất mạnh mẽ, sĩ số học sinh luôn được đảm bảo
Lớp học nơi miền biên viễn, dù khó khăn về vật chất nhưng chất lượng dạy và học luôn được đánh giá cao

Cõng chữ leo vách đá

Gần 2 giờ gian nan để vượt 35 km đường đèo dốc, chủ yếu là các con dốc dựng đứng từ trung tâm thị trấn Mèo Vạc đến thăm các thầy, cô giáo Trường PTDTBT Tiểu học Thượng Phùng, chúng tôi đã cảm nhận được phần nào những khó khăn vất vả của các thầy cô và học sinh nơi đây. Thế nhưng, với các thầy cô nơi đây, gian nan đâu chỉ có thế.

Nhà trường có 913 học sinh, trong đó 518 học sinh bán trú, trường 45 cán bộ, giáo viên, có 37 lớp, với 12 điểm trường lẻ, 97% là con em đồng bào dân tộc Mông. Do địa hình phức tạp, đồi núi dốc, dân cư thưa thớt, sống thành các chòm hộ, nên các điểm trường cách xa nhau khó khăn trong quá trình đi lại. Từ điểm trường chính tới các điểm trường hiện nay cơ bản đã được đổ bê tông, thế nhưng, từ các điểm trường tới nhà học sinh chủ yếu vẫn là đường đất, cách xa vài cây số, gây khó khăn cho quá trình đi học.

Con đường đèo dốc, ngoằn ngoèo dẫn vào Trường PTDTBT Tiểu học Thượng Phùng
Con đường đèo dốc, ngoằn ngoèo dẫn vào Trường PTDTBT Tiểu học Thượng Phùng

Tại điểm trường thôn Xà Phìn (do thiếu phòng học nên nhà trường đã mượn nhà văn hóa thôn Xà Phìn bố trí thành lớp học), có 97 em học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 đang hăng say trong giờ học. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, hệ thống phòng học ở trường chính còn thiếu, một số lớp phải đi học nhờ tại nhà văn hóa thôn. Tuy nhiên phong trào dạy và học ở đây không vì thế mà giảm sút.

Hầu hết con em đồng bào DTTS đều tích cực hăng hái tham gia bám lớp, bám trường. Đối với các thầy cô giáo, những người lái đò thầm lặng cũng luôn quyết tâm khắc phục mọi thử thách để thực hiện tốt nhiệm được giao phó. 

Thầy giáo Nguyễn Đình Nam say mê giảng dạy trong lớp học
Thầy giáo Nguyễn Đình Nam say mê trên bục giảng

Có thâm niên gần 20 năm gắn bó với các thế hệ học sinh nơi biên giới Thượng Phùng, thầy giáo Nguyễn Đình Nam hơn ai hết hiểu được tâm lý, hoàn cảnh và lực học của từng em học sinh trong lớp thầy phụ trách. Bản thân cá nhân thầy cũng là một trong những người đưa ra nhiều phương pháp giảng dạy theo hướng tăng tính chủ động của học sinh áp dụng vào thực tiễn. Đối với thầy cho dù có phải đối mặt với vô vàn khó khăn xong mục tiêu lớn nhất trong sự nghiệp của mình chính là chất lượng học sinh cần phải được nâng lên.

Cách điểm thôn Xà Phìn gần 10km, điểm trường tiểu học thôn Hoa Cà luôn là điểm sáng trong phong trào duy trì sĩ số học sinh của địa phương. Thầy giáo Dương Đình Khôi, quê tỉnh Bắc Kạn, điểm trường Hoa Cà, Trường PTDTBT Tiểu học Thượng Phùng cũng đã giành 13 năm thanh xuân gắn bó với nhiều điểm trường khác nhau, riêng điểm Hoa Cà thầy đã có 10 năm cống hiến ở đây.

Ngoài giảng dạy, các thầy cô còn là những người cha, người mẹ, chăm cho học sinh từng bữa ăn
Ngoài giảng dạy, các thầy cô còn là những người cha, người mẹ, chăm cho học sinh từng bữa ăn

Nhớ lại quãng thời gian trước đây khi mà đường sá, phương tiện đi lại khó khăn, ngoài ra trở ngại lớn nhất với thầy giáo trẻ chính là việc bất đồng ngôn ngữ với học sinh. Thầy Khôi kể, ở đây 100% học sinh đều sử dụng tiếng dân tộc trong cuộc sống, nên thầy phải bắt đầu học tiếng đồng bào, mỗi ngày thuộc vài từ ngữ đơn giản, đến nay khả năng giao tiếp bằng tiếng địa phương của thầy cũng đã đạt gần 70%. Thoát khỏi dào cản ngôn ngữ, việc giảng dạy của thầy cũng thuận lợi hơn trước rất nhiều. Từ đó phong trào học tập đã được nâng lên một bước.

Thầy giáo Đỗ Văn Thường, Phó Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Thượng Phùng cho biết:  Là ngôi trường gần biên giới Việt – Trung còn vô vàn khó khăn, xong nhiều năm qua trường PTDTBT Tiểu học Thượng Phùng luôn phát huy sự đoàn kết, thống nhất giữa Ban giám hiệu, cán bộ, giáo viên, nhân viên để triển khai tốt nhiệm vụ gieo chữ.

Nhà trường luôn quan tâm chú trọng đến việc đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức hoạt động dạy và học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh DTTS. Xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học để thực hiện cả ở trên lớp và ngoài lớp học. Chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học; dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh trình bày, thảo luận, luyện tập, thực hành, củng cố kiến thức đã học.

Lo cho học sinh từng giấc ngủ (Trong ảnh, giáo viên hướng dẫn học sinh cách gập chăn gọn gàng)
Lo cho học sinh từng giấc ngủ (Trong ảnh, giáo viên hướng dẫn học sinh cách gập chăn gọn gàng)

Song song với hoạt động dạy học, nhà trường tổ chức nhiều hoạt động sinh hoạt ngoại khóa cụ thể nhằm phát triển, nâng cao các tố chất và tiềm năng của bản thân học sinh, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập, đồng thời quan tâm, chia sẻ với những người xung quanh. Đưa hoạt động giáo dục đi vào nề nếp, ngoài ra thực hiện tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng học sinh ổn định và được Nhân dân đồng tình ủng hộ.

Không chỉ gieo con chữ

Ngoài việc phải lo lên lớp, chăm nuôi, giữ ấm cơ thể cho các em học sinh thì các thầy cô giáo nơi đây còn phải làm một việc rất ý nghĩa liên quan đến cuộc sống, sinh hoạt của mỗi bạn nhỏ. Đó chính là việc đi tìm nước sạch để phục vụ sinh hoạt của cô và trò. Tranh thủ sau giờ lên lớp, mỗi kíp gồm 5-6 thầy giáo lại tất bật chuẩn bị máy nổ, máy hàn, ống nước và dụng cụ tháo, lắp chuẩn bị cho hành trình tìm, khắc phục hệ thống đường nước kéo về trường.

Gian nan con đường kéo nước về trường
Gian nan con đường kéo nước về trường

Đoạn đường hơn 10km từ trường phải đi qua địa phận xã bạn Xín Cái và dọc tuyến biên giới mới đến được địa điểm có nguồn nước hiếm hoi đang chảy. Hôm nay các thầy phải khắc phục sự cố ống nước bị rò rỉ, từ địa điểm này đường nước phải chạy qua hai đỉnh núi mới về đến trường chính. Mặc dù quãng đường đi rất vất vả và các thầy chỉ có hơn 1 giờ đồng hồ để khắc phục sự cố. Xong mỗi người thầy luôn vui vẻ thực hiện nhiệm vụ không nằm trong chương trình giảng dạy vì chỉ còn một giờ đồng hồ nữa là đến giờ nấu bữa tối cho học sinh bán trú.

Để đến được nguồn nước, các thầy phải đi đoạn đường hơn 10km, đi qua địa phận xã bạn Xín Cái và dọc tuyến biên giới
Để đến được nguồn nước, các thầy phải đi đoạn đường hơn 10km, đi qua địa phận xã bạn Xín Cái và dọc tuyến biên giới

Để công tác giảng dạy ở vùng biên giới đạt hiệu quả, những người lái đò nơi đây luôn xác định vai trò của các giáo viên bám trường, bám bản rất quan trọng. Bên cạnh việc giảng dạy tốt cho học sinh, các thầy, cô giáo phải thường xuyên tuyên truyền người dân thực hiện tốt các chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước… Từ đó, người dân hiểu và quan tâm hơn đến việc học của con em mình. 

Nụ cười của mỗi em học sinh nơi đây chính là những giọt mồ hôi, sự hi sinh thầm lặng, là thanh xuân của các thế hệ thầy cô giáo
Nụ cười của mỗi em học sinh nơi đây chính là những giọt mồ hôi, sự hi sinh thầm lặng, là thanh xuân của các thế hệ thầy cô giáo

Có thể nói, đi và chứng kiến việc gieo chữ, sự nỗ lực, cố gắng của các thầy, cô giáo đối với sự nghiệp giáo dục nơi vùng cao, biên giới, chúng tôi phần nào cảm nhận được những khó khăn, vất vả mà các thầy, cô giáo ở các trường vùng cao biên giới đã và đang nỗ lực vượt qua. Dù trong hoàn cảnh nào, họ vẫn là những “bông hoa đẹp” kiên cường trên mặt trận giáo dục, gánh vác trên vai nhiệm vụ nặng nề nhưng rất đỗi vinh quang là “trồng người” nơi biên ải của Tổ quốc.


Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.