Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Công ty Cổ phần Đường Kon Tum thu mua mía chậm so với năm trước

Ngọc Chí - 19:11, 01/03/2024

Chiều 1/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum đã có báo cáo gửi UBND tỉnh về Kết quả triển khai thực hiện Văn bản số 691, ngày 28/2/2024 của UBND tỉnh, về việc kiểm tra, xử lý thông tin Báo Dân tộc và Phát triển phản ánh về vấn đề chậm thu mua mía của Công ty Cổ phần Đường Kon Tum qua bài viết “Vị “đắng” của mía”.

Việc Công ty Cổ phần Đường Kon Tum chậm thu mua mía khiến người dân hết sức lo lắng
Việc Công ty Cổ phần Đường Kon Tum chậm thu mua mía khiến người dân hết sức lo lắng

Theo báo cáo, ngày 29/2, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh đã tổ chức buổi làm việc với các đơn vị, địa phương liên quan. Thành phần tham dự buổi làm việc gồm: Lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, UBND Tp. Kon Tum, Công ty Cổ phần Đường Kon Tum và các hộ dân trồng mía có thông tin trong bài viết "Vị "đắng" của mía" đăng trên Báo Dân tộc và Phát triển. 

Từ kết quả cuộc họp, Sở NN&PTNT tỉnh báo cáo: Bài báo “Vị “đắng” của mía” đăng trên Báo Dân tộc và Phát triển (trực thuộc Ủy ban Dân tộc) ra ngày 27/2/2024 phản ánh về vấn đề chậm thu mua mía của Công ty Cổ phần Đường Kon Tum là có chậm so với năm trước. Nguyên nhân là do vào niên vụ ép mía 2023 - 2024, Công ty Cổ phần Đường Kon Tum có lắp đặt nâng cấp dây chuyền hiện đại để nâng công suất của Nhà máy lên 2.500 tấn/ngày đêm. Trong quá trình sửa chữa nâng cấp, các thiết bị mới đưa vào hoạt động cần phải hiệu chỉnh các thông số để ổn định và đồng bộ, do đó thời gian vào vụ sản xuất 2023 - 2024 bắt đầu từ ngày 15/12/2023, bị chậm hơn khoảng 20 ngày so với các năm trước.

Tuy nhiên, về thời gian chậm trễ khoảng 20 ngày so với các năm trước, phía Công ty Cổ phần Đường Kon Tum không thông tin cho người dân trồng mía được biết. Mặt khác, năm nay do thời tiết hạn hán hơn so với năm trước, ruộng mía trên cao khô hạn, dẫn đến người dân lo lắng, bức xúc. Hiện nay, Công ty Cổ phần Đường Kon Tum đã hoàn chỉnh xong việc lắp đặt thiết bị nâng công suất của nhà máy và đang tiến hành đẩy nhanh tiến độ thu hoạch. Công ty Cổ phần Đường Kon Tum cam kết thu mua những diện tích mía còn lại trên địa bàn tỉnh dứt điểm trong tháng 3/2024 và thực hiện chính sách hỗ trợ thêm chi phí với mức 20.000 đồng/tấn mía sạch.

Trong thời gian tới, Sở NN&PTNT tỉnh tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương các cấp, Công ty Cổ phần Đường Kon Tum tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các giải pháp để đẩy nhanh, kịp thời việc thu mua mía đúng thời vụ, bảo đảm quyền lợi, lợi ích của người nông dân trồng mía trên địa bàn tỉnh.

Người dân mong muốn Công ty Cổ phần Đường Kon Tum phải đẩy nhanh tiến độ thu mua mía để giảm thiểu thiệt hại cho người dân
Người dân mong muốn Công ty Cổ phần Đường Kon Tum phải đẩy nhanh tiến độ thu mua mía để giảm thiểu thiệt hại cho người dân

Trước đó, ngày 27/2, Báo Dân tộc và Phát triển có bài phản ánh “Vị “đắng” của mía” với nội dung: Nhìn cây mía đang khô dần trên những cánh đồng do việc thu mua chậm của Công ty Cổ phần đường Kon Tum, những người trồng mía hết sức lo lắng, ngày đêm mất ngủ. Cây mía cho vị ngọt, nhưng người trồng mía thì đang cảm nhận được vị “đắng” của nó. Bởi cây mía bị khô sẽ giảm sản lượng, giảm chữ đường dẫn đến giảm thu nhập. Và đặc biệt, là nguy cơ xảy ra cháy ruộng mía rất cao, vì Kon Tum đang là thời điểm nắng nóng gay gắt.

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ tiếp tục đồng hành cùng với người dân trồng mía để kịp thời phản ánh về tiến độ thu mua mía của Công ty Cổ phần Đường Kon Tum có đúng theo như cam kết tại buổi làm việc với Sở NN&PTNT tỉnh.

Tin cùng chuyên mục
Sinh lời an toàn, hiệu quả cùng trái phiếu BAC A BANK phát hành ra công chúng Lần 2 - Đợt 1

Sinh lời an toàn, hiệu quả cùng trái phiếu BAC A BANK phát hành ra công chúng Lần 2 - Đợt 1

Đón đầu cơ hội khởi sắc trên thị trường trái phiếu ngân hàng đầy tiềm năng, từ ngày 27/05/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức chào bán 20 triệu trái phiếu phát hành ra công chúng Lần 2 - Đợt 1, với tổng giá trị chào bán 2.000 tỷ đồng.