Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Độc đáo Lễ hội Điện Trường Bà

T.Nhân-H.Trường - 21:02, 23/05/2024

Ngày 23-5, tại huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) đã khai mạc lễ hội Điện Trường Bà. Đây là lễ hội văn hóa đặc trưng của địa phương được các thế hệ người dân gìn giữ, lưu truyền hàng trăm năm nay.

Tiết mục đánh chiêng và múa cà đáo đặc trưng của ngời Co tại Lễ hội Điện Trường Bà
Tiết mục đánh chiêng và múa cà đáo đặc trưng của ngời Co tại Lễ hội Điện Trường Bà

Lễ hội Điện Trường Bà được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Lễ hội trở thành ngày lễ thiêng liêng trong tâm khảm của mỗi người con đất quế Trà Bồng và vùng lân cận. Dù ở đâu, làm gì, trong ngày lễ hội, người dân đều hướng lòng thành kính tri ân Thánh mẫu Thiên Y A Na và các vị thần đã có công trong việc khai phá vùng đất này.

Lễ hội Điện Trường Bà được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 2014. Năm 2017, đón nhận Bằng di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia về lễ hội Điện Trường Bà. Nơi đây đã trở thành điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng, là biểu tượng sinh động của truyền thống đại đoàn kết của đồng bào các dân tộc anh em.

Năm nay, Lễ hội diễn ra với các nghi thức truyền thống, gồm: lễ rước sắc; lễ mộc dục, tế lễ chính điện, tế lễ ngoại đàn, học trò lễ, dâng hương tưởng niệm Thánh Mẫu Thiên Y A Na và các bậc tiền hiền. Các nghi thức lễ được thực hiện trang trọng, thành kính, theo đúng truyền thống.

Hấp dẫn tiết mục đấu chiêng tại Lễ hội Điện Trường Bà
Hấp dẫn tiết mục đấu chiêng tại Lễ hội Điện Trường Bà

Tại phần hội, nhiều hoạt động diễn ra sôi nổi mang đặc trưng của người Cor huyện Trà Bồng; đặc sắc nhất là múa cà đáo và trình diễn cồng chiêng. Tham gia đấu chiêng có 3 nghệ nhân của huyện Trà Bồng, một người dùng chiêng vợ, một người dùng chiêng chồng để đấu nhau. Người thứ ba tham gia đánh trống, đóng vai trò như trọng tài giữ nhịp, kích thích cho hai bên thi đấu.

Nghệ nhân Hồ Văn Biên, cho biết: Nghệ thuật cồng chiêng là loại hình sinh hoạt văn hóa đặc trưng, thể hiện bản sắc văn hóa của cộng đồng người Cor. Tại lễ hội Điện Trường Bà, thông qua điệu múa cà đáo và diễn đấu chiêng, người Cor bày tỏ lòng thành kính biết ơn đối với thần linh, cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa.

Theo ông Hồ Văn Thịnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng, Điện Trường Bà ngày nay trở thành di sản vô giá của chúng ta, là điểm hội tụ văn hóa tâm linh, là biểu tượng sinh động của truyền thống đại đoàn kết dân tộc; biểu tượng của ý chí tự lực, tự tôn dân tộc.

Tin cùng chuyên mục
Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, Hà Nội còn nổi tiếng là vùng đất “bách nghệ” (trăm nghề). Nghề truyền thống của Hà Nội không chỉ là sinh kế mà còn là nơi lưu giữ, kiến tạo nên giá trị văn hóa Hà thành. Hiện nay, vùng đất trăm nghề được bổ sung, bồi đắp thêm bởi những nghề truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS.