Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đồng bào DTTS và miền núi với Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội

“Động lực” giúp người dân huyện nghèo Bảo Lâm vươn lên

Mạnh Cường và CTV - 07:33, 19/12/2023

Từng là huyện nghèo nhất, xa xất của tỉnh Cao Bằng, thế nhưng nhờ có sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình MTQG, trong đó có Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), đến nay, Bảo Lâm đã khoác lên mình một “diện mạo mới”.

Đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông giúp bà con DTTS thuận tiện đi lại, phát triển kinh tế
Đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông giúp bà con DTTS thuận tiện đi lại, phát triển kinh tế

Bảo Lâm là huyện vùng cao, biên giới nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Cao Bằng, với 99,46% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), trong đó, dân tộc Mông chiếm trên 50% tổng dân số toàn huyện.

Trước đây, huyện Bảo Lâm từng được gọi là vùng đất "4 nhất" của tỉnh Cao Bằng: nghèo nhất, xa xôi nhất, hẻo lánh nhất và có đông đồng bào DTTS nhất.

Thế những những năm gần đây, nhờ sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, đời sống của đồng bào DTTS tại huyện Bảo Lâm đã đổi thay rất nhiều.

Giai đoạn 2021 - 2025, huyện Bảo Lâm được giao vốn thực hiện 3 Chương trình MTQG với tổng kinh phí 571.814.000 triệu đồng. Trong năm 2023, tổng vốn ngân sách Nhà nước phân bổ thực hiện 3 Chương trình MTQG của huyện Bảo Lâm là 339.318.343 triệu đồng.

Trong đó, vốn đầu tư của Chương trình MTQG 1719 là 203.143.950 triệu đồng. Tính đến ngày 20/9/2023, vốn đầu tư Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021-2025 giải ngân được 16,76% kế hoạch.

Để thực hiện tốt các Chương trình MTQG 1719, căn cứ các văn bản chỉ đạo và triển khai từ các cấp, Huyện ủy Bảo Lâm đã ban hành Kế hoạch số 98-KH/HU ngày 25/7/2022 trong đó phân công trách nhiệm cho các đơn vị trực thuộc Huyện ủy, các cơ quan, đơn vị tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung Nghị quyết số 12-NQ/TU.

Theo ông Mã Gia Hãnh, Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG 1719 huyện Bảo Lâm: UBND huyện xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể, chi tiết các nội dung; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện Chương trình; lồng ghép, huy động các nguồn lực để thực hiện có hiệu quả các Chương trình MTQG 1719.

Nội dung chủ yếu đầu tư cho các dự án đang được triển khai gồm: hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; truyền thông và giảm nghèo về thông tin; phát triển du lịch...

Hỗ trợ bò giống cho đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Bảo Lâm phát triển kinh tế
Hỗ trợ bò giống cho đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Bảo Lâm phát triển kinh tế

Tuy nhiên, theo lãnh đạo UBND huyện Bảo Lâm, do đặc thù là huyện nghèo, hạ tầng cơ sở còn nhiều thấp kém so với các huyện trong tỉnh, vị trí xa xôi, địa hình phức tạp, chia cắt mạnh nên nhu cầu đầu tư các dự án trên địa bàn rất lớn.

Để khắc phục những khó khăn về việc phân bổ vốn và các dự án đầu tư, trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình MTQG, huyện đã chủ động lồng ghép các hợp phần, nguồn vốn dự án để tránh chồng chéo nhằm phát huy tối đa hiệu quả đầu tư, đặc biệt là đối với những công trình phục vụ phát triển sản xuất và các hợp phần tạo sinh kế cho người dân.

Nhờ chủ động kịp thời giải ngân vốn đầu tư công, trên cơ sở nguồn vốn được phân bổ, đồng thời huy động, lồng ghép các nguồn lực nhằm hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, việc thực hiện các chương trình MTQG tại huyện Bảo Lâm đã đạt được nhiều thành quả.

Đến nay, huyện đã cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống dân cư nông thôn. 100% các xã của huyện đã có đường ô tô đến trung tâm; các hoạt động văn hóa - xã hội được triển khai sâu rộng, ngày càng phát triển toàn diện.

Yên Thổ là một trong những xã vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn của huyện Bảo Lâm với 1.065 hộ/5.079 nhân khẩu; là vùng cư trú của nhiều đồng bào DTTS như Dao, Mông, Sán Chỉ.

Nhờ nguồn vốn của Chương trình MTQG, đến nay, xã Yên Thổ đã hoàn thành 14/19 tiêu chí nông thôn mới, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn đạt gần 82%. 73% tỷ lệ thôn bản đạt chuẩn văn hóa. 82% diện tích đất sản xuất được tưới tiêu nước chủ động. 95% hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, nhiều hộ dân đã vươn lên thoát nghèo, ổn định kinh tế nhờ sự hỗ trợ của Chương trình MTQG 1719. Tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giảm từ 5% trở lên, đến nay còn 415 hộ nghèo, chiếm 38,97%; 280 hộ cận nghèo, chiếm 26,3%.

Thị trấn Pác Miầu (Bảo Lâm) bên dòng sông Gâm. Ảnh: Thế Vĩnh
Thị trấn Pác Miầu (Bảo Lâm) bên dòng sông Gâm. Ảnh: Thế Vĩnh

Bằng các dự án hỗ trợ sản xuất, những năm qua, đồng bào DTTS tại Yên Thổ tập trung trồng lúa đặc sản Khẩu Siên Păn để sản xuất gạo nếp cẩm Yên Thổ, một trong những loại gạo đặc sản nối tiếng của huyện Bảo Lâm.

Anh Giàng A Dia, dân tộc Mông thuộc diện hộ nghèo của xóm Lũng Liềm, xã Yên Thổ, 1 trong 26 hộ nghèo, cận nghèo của xã được hỗ trợ bò sinh sản thuộc Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng theo CTMTQG giảm nghèo bền vững chia sẻ: Gia đình anh có 4 nhân khẩu, kinh tế chủ yếu dựa vào làm ruộng nhưng đất canh tác ít nên thu nhập không cao. Tháng 9/2023, gia đình anh được hỗ trợ 1 con bò cái sinh sản, trị giá trên 17 triệu đồng và tập huấn kỹ thuật chăn nuôi,.

Anh Dia phấn khởi cho biết: “Nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, từ nay, gia đình sẽ thêm động lực để phát triển nuôi bò, phấn đấu tăng thu nhập và vươn lên thoát nghèo. Gia đình sẽ tập trung chăm sóc tốt con bò”.

Trong giai đoạn tới, huyện Bảo Lâm sẽ tiếp tục tận dụng có hiệu quả nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 để triển khai đúng theo kế hoạch, lộ trình đã đề ra, tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đồng bào DTTS ổn định chỗ ở, chăm sóc sức khỏe, tăng cường hiệu quả sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, nhất là tại các khu vực đặc biệt khó khăn trên địa bàn.

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.