Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tìm trong di sản

Gia Lai: Đồng bào Gia Rai làng Jrăng Krăi cúng nhà rông mới

Ngọc Thu - 14:30, 07/05/2023

Trong 2 ngày 6 - 7/5, tại Nhà văn hóa làng Jrăng Krăi (xã Ia Khai, huyện Ia Grai, Gia Lai), dân làng Jrăng Krăi hân hoan tổ chức Lễ cúng nhà rông mới, nhằm cảm tạ thần linh đã phù hộ dân làng và cầu mong được bình an, ấm no, sung túc.

Già làng Rơ Lan Chanh đảm nhiệm đọc lời khấn cúng nhà rông mới
Già làng Rơ Lan Chanh đảm nhiệm đọc lời khấn cúng nhà rông mới

Làng Jrăng Krăi hiện có 786 nhân khẩu/199 hộ, trong đó dân tộc Gia Rai chiếm 95% dân số. Đối với người Gia Rai, nhà rông không chỉ là nơi sinh hoạt, hội họp, lễ hội của cả cộng đồng, mà còn là chốn linh thiêng, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh. Đồng thời, cũng là biểu tượng văn hóa, tín ngưỡng chung của cộng đồng.

Đối với người Gia Rai, nhà rông không chỉ là nơi sinh hoạt, hội họp, lễ hội của cả cộng đồng mà còn là chốn linh thiêng, biểu tượng văn hóa, tín ngưỡng chung của cộng đồng
Đối với người Gia Rai, nhà rông không chỉ là nơi sinh hoạt, hội họp, lễ hội của cả cộng đồng mà còn là chốn linh thiêng, biểu tượng văn hóa, tín ngưỡng chung của cộng đồng

Tháng 3/2023, nhà rông làng Jrăng Krăi được khởi công. Từ sự chung tay góp sức của dân làng, đến nay, nhà rông làng Jrăng Krăi đã đi vào sử dụng. Vì vậy, dân làng phấn khởi, cùng nhau quyên góp các vật cúng để thực hiện nghi lễ truyền thống cúng nhà rông mới - một trong những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo luôn được đồng bào Gia Rai đặc biệt coi trọng.

Dân làng Jrăng Krăi phấn khởi cùng tham gia lễ Cúng nhà rông mới
Dân làng Jrăng Krăi phấn khởi cùng tham gia lễ cúng nhà rông mới

Dưới nắng chiều rực rỡ, thầy cúng do già làng Rơ Lan Chanh đảm nhiệm cùng các cộng sự thực hiện từng bước nghi lễ. Đầu tiên, thầy cúng cùng cộng sự tiến hành dựng cây nêu để thần linh trú ngụ và hưởng vật hiến tế. Tiếp đến, đám trai tráng trong làng dẫn con trâu (là những con trâu to, khỏe đã được lựa chọn từ trước) dẫn đến cột trâu nhằm thực hiện lòng tôn kính đối với Giàng. Lúc này, thầy cúng cầu xin Yàng tiếp tục giúp đỡ để cả cộng đồng được mạnh khỏe, bình yên và có những mùa vụ sắp tới tốt tươi. Sau đó, dân làng thực hiện các bước giã gạo, nấu cơm lam… Mỗi phần nghi lễ đều thể hiện mong muốn mang lại cuộc sống ấm no, sức khỏe dồi dào, đoàn kết, mùa màng bội thu và những điều tốt đẹp cho dân làng.

Dưới nắng chiều rực rỡ, thầy cúng cùng các cộng sự thực hiện nghi lễ dựng cây nêu
Thầy cúng cùng các cộng sự thực hiện nghi lễ dựng cây nêu

Ông Đỗ Văn Đông - Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Grai, cho biết: Lễ cúng nhà rông mới là một trong những nghi lễ truyền thống đặc sắc của đồng bào Gia Rai được huyện giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Thông qua các nghi lễ truyền thống, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân làng. Đồng thời, giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa, góp phần phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống địa phương.

Một số hình ảnh tại Lễ cúng nhà rông mới

Trai tráng trong làng dắt con trâu đến để làm vật hiến tế thần linh tại lễ Cúng nhà rông
Trai tráng trong làng dắt con trâu đến để làm vật hiến tế thần linh tại lễ cúng nhà rông
Thầy cúng, già làng và những Người có uy tín trong làng thực hiện nghi lễ dựng cây nêu
Thầy cúng, già làng và những Người có uy tín trong làng thực hiện nghi lễ dựng cây nêu
Gia Lai: Đồng bào Gia Rai làng Jrăng Krăi cúng nhà rông mới 7
Các cô gái Gia Rai bắt đầu múa những điệu xoang nhịp nhàng
Các cô gái Gia Rai bắt đầu múa những điệu xoang nhịp nhàng
Các cô gái Gia Rai đảm nhiệm phần giã gạo trong nghi lễ truyền thống Cúng nhà rông
Các cô gái Gia Rai đảm nhiệm phần giã gạo trong nghi lễ truyền thống cúng nhà rông
Huyện Ia Grai trao quà, động viên dân làng Jrăng Krăi
Huyện Ia Grai trao quà, động viên dân làng Jrăng Krăi
Già làng cùng khách tham gia thưởng thức rượu cần thơm nồng sau khi kết thúc nghi lễ
Già làng cùng khách tham gia thưởng thức rượu cần thơm nồng sau khi kết thúc nghi lễ
Dân làng vui mừng cùng nhau đánh chiêng, múa xoang, uống rượu mừng nhà rông mới trong 2 ngày
Dân làng vui mừng cùng nhau đánh chiêng, múa xoang, uống rượu mừng nhà rông mới
Tin cùng chuyên mục
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Thú chơi đồ cổ không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa mà cha ông để lại. Chính vì vậy, việc tạo ra những sân chơi cho các nhà sưu tầm cổ vật và tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động mua bán cổ vật sẽ giúp những người trẻ trở thành "cánh tay nối dài"của ngành di sản văn hóa nước nhà.