Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động Công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Gia Lai: Khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch và Festival văn hóa cồng chiêng năm 2023

Ngọc Thu - 06:22, 12/11/2023

Tối 11/11, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (Tp. Pleiku, Gia Lai), UBND tỉnh Gia Lai đã tổ chức Lễ khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai và Liên hoan trình diễn di sản văn hóa phi vật thể Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2023, với chủ đề “Gia Lai - Những sắc màu văn hóa”. Dự lễ, có ông Lê Minh Hoan - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ông Hoàng Đạo Cương - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên; cùng hơn 1.300 thành viên của các đoàn cồng chiêng.

 Chương trình nghệ thuật đặc sắc với sự tham gia trình diễn cồng chiêng của hơn 1.000 nghệ nhân 5 tỉnh Tây Nguyên
Chương trình nghệ thuật đặc sắc với sự tham gia trình diễn cồng chiêng của hơn 1.000 nghệ nhân 5 tỉnh Tây Nguyên

Tuần Văn hóa Du lịch Gia Lai 2023 diễn ra từ ngày 11 đến 19/11, gồm nhiều sự kiện, hoạt động văn hóa - thể thao - du lịch đặc sắc, hấp dẫn được tổ chức tại Tp. Pleiku và các huyện Ia Grai, Chư Păh, như: Lễ công bố và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Rộc Tưng - Gò Đá và công bố Bảo vật quốc gia sưu tầm công cụ sơ kỳ Đá cũ An Khê; Festival Văn hóa cồng chiêng Gia Lai; giải chạy “Gia Lai City Trail 2023 - Giấc mơ đại ngàn”; Lễ hội hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đang Ya; hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Kô tranh cúp A Sanh và liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai.

Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cùng các đại biểu tham dự lễ khai mạc
Ủy viên Banm Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cùng các đại biểu tham dự lễ khai mạc

Trong khuôn khổ Tuần văn hóa Du lịch Gia Lai năm 2023, Festival Văn hóa cồng chiêng được diễn ra trong 2 ngày (11 - 12/11) tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, là hoạt động tôn vinh giá trị của không gian văn hóa cồng chiêng và tinh thần kế thừa, sáng tạo của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên - những chủ nhân của di sản thông qua các buổi trình diễn đầy âm thanh và màu sắc của trên 1.000 nghệ nhân 5 tỉnh Tây Nguyên. Trong đó, Gia Lai có 17 đoàn đến từ các huyện, thị xã, thành phố với trên 870 nghệ nhân và 140 nghệ nhân của 4 đoàn thuộc các tỉnh: Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Lâm Đồng.

Tại Chương trình khai mạc, khán giả được mãn nhãn bởi các tiết mục đặc sắc như “Âm vang đại ngàn” với sự tham gia trình diễn cồng chiêng của hơn 1.000 nghệ nhân 5 tỉnh Tây Nguyên. Đây cũng là kỷ lục về số lượng nghệ nhân trong một chương trình nghệ thuật từ trước tới nay.

Tiếng cồng chiêng vang vọng các buôn làng là gia tài quý báu trong kho tàng văn hóa Việt Nam và được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
Tiếng cồng chiêng vang vọng các buôn làng, là gia tài quý báu trong kho tàng văn hóa Việt Nam và được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Cùng với đó, Chương trình nghệ thuật với nhiều tiết mục hấp dẫn, tái hiện không gian đậm chất sử thi về công cuộc giữ đất, giữ nước, giữ buôn làng, giữ lửa cồng chiêng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên giữa đại ngàn hùng vĩ. Đồng thời, khẳng định sức sống bền bỉ, mãnh liệt và sự lan tỏa mạnh mẽ của văn hóa cồng chiêng. 

Tiếng cồng chiêng không chỉ vang vọng tại các buôn làng, mà vượt qua khỏi biên giới quốc gia, là gia tài quý báu trong kho tàng văn hóa Việt Nam và được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ngày nay, nghệ thuật cồng chiêng đã tham gia vào phát triển du lịch, trở thành sứ giả văn hóa kết nối du khách trong và ngoài nước đến với vùng đất đỏ Bazan huyền thoại.

Chương trình nghệ thuật với nhiều tiết mục hấp dẫn, tái hiện không gian đậm chất sử thi
Chương trình nghệ thuật với nhiều tiết mục hấp dẫn, tái hiện không gian đậm chất sử thi

Với hệ thống âm thanh, ánh sáng hiện đại, chương trình nghệ thuật vẽ nên một bức tranh về đại ngàn hùng vĩ, nơi những thanh âm của núi rừng hòa quyện cùng tiếng cồng chiêng vang lên như một bản hòa ca bất tận, tạo nên không gian kết nối, giao hòa giữa thiên nhiên - con người - thần linh, giữa quá khứ - hiện tại - tương lai, nơi thế giới nội tâm sâu sắc của người dân Tây Nguyên được thể hiện qua những giây phút thăng hoa cùng nghệ thuật; nơi văn hóa cồng chiêng được tôn vinh và khẳng định giá trị trường tồn trong nhịp sống đương đại.

(Tin PV): Gia Lai: Khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch và Festival văn hóa cồng chiêng năm 2023 4

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Trương Hải Long, cho biết: Tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023 và Liên hoan trình diễn di sản văn hóa phi vật thể Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai năm 2023 là sự kiện nhằm hiện thực hoá chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và thực hiện cam kết với UNESCO về hoạt động tôn vinh, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đã được UNESCO ghi danh.

Các nghệ nhân Gia Rai trong điệu múa xoang nhẹ nhàng, uyển chuyển
Các nghệ nhân Gia Rai trong điệu múa xoang nhẹ nhàng, uyển chuyển

Cồng chiêng được coi là tài sản quý giá, là bản sắc văn hóa riêng có của mỗi tộc người Tây Nguyên, là biểu trưng cho sự linh thiêng, quyền lực và sự giàu có của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Không gian Văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. 

"Việc tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023 đặc biệt là Liên hoan trình diễn di sản văn hóa phi vật thể Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Gia Lai năm 2023 là nhằm tôn vinh giá trị Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên; tạo sự giao lưu văn hóa, đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc trong khu vực; là dịp để quảng bá đến du khách trong và ngoài tỉnh về giá trị độc đáo của di sản Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên cùng với cảnh quan thiên nhiên, văn hóa và con người Gia Lai. Đây cũng là cơ hội để hợp tác, thu hút các nguồn lực đầu tư, góp phần xây dựng Gia Lai nói riêng, các tỉnh Tây Nguyên nói chung ngày càng phát triển bền vững và giàu mạnh”, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bộ Văn hóa Hoàng Đạo Cương đã trao Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Rộc Tưng - Gò Đá thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai
Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bộ Văn hóa Hoàng Đạo Cương đã trao Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Rộc Tưng - Gò Đá thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai

Dịp này, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bộ Văn hóa Hoàng Đạo Cương đã trao Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Rộc Tưng - Gò Đá và Quyết định công nhận bảo vật quốc gia đối với Sưu tập công cụ Sơ kỳ Đá cũ An Khê, tỉnh Gia Lai.

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.