Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tìm trong di sản

Hà Nội: “Muôn nẻo đường tơ” chào mừng Ngày di sản văn hóa Việt Nam

Lam Anh - 18:39, 14/11/2022

Chiều 14/11, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức giới thiệu các hoạt động văn hóa chào mừng Ngày di sản văn hóa Việt Nam (23/11), tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội.

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phổ cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị và cá nhân tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa “Muôn nẻo đường tơ” chào mừng Ngày di sản văn hoá Việt Nam
Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phổ cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị và cá nhân tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa “Muôn nẻo đường tơ” chào mừng Ngày di sản văn hoá Việt Nam

Nhân kỷ niệm 17 năm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-23/11/2022), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phổ cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị và cá nhân tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa “Muôn nẻo đường tơ”. Các hoạt động này không chỉ có sự tham gia của các nghệ nhân, thợ thủ công mà còn có sự hỗ trợ từ các nghệ sĩ, họa sĩ nhà thiết kế, chung tay bảo tồn, quảng bá các giá trị di sản, phục vụ cộng đồng và phát huy truyền thống sáng tạo của người Thăng Long - Hà Nội đã được đúc kết từ hơn nghìn năm qua.

Theo kế hoạch, lễ khai mạc sẽ diễn ra vào tối 18/11 tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội, 50 Đào Duy Từ, Hà Nội. Dịp này, Ban tổ chức giới thiệu các bộ sưu tập trang phục từ tơ tằm và lụa của các làng nghề Việt Nam. Chương trình sẽ kết hợp với biểu diễn âm nhạc dân gian truyền thống và đương đại.

Trong chương trình có hoạt động trưng bày giới thiệu nghề ươm tơ, dệt vải truyền thống vùng đồng bằng Bắc Bộ; các ứng dụng của tơ trong đời sống đương đại (các sản phẩm thời trang bền vững và tác phẩm mỹ thuật từ tơ, lụa) với chủ đề “Muôn nẻo đường tơ”; tọa đàm: “Nghề dệt lụa Việt Nam gắn với phát triển bền vững”; biểu diễn âm nhạc truyền thống “Long Thành cổ tích”; triển lãm ảnh “Việt Nam - quê hương tôi”.

Các hoạt động văn hóa chào mừng Ngày di sản văn hóa Việt Nam không chỉ có sự tham gia của các nghệ nhân, thợ thủ công mà còn có sự hỗ trợ từ các nghệ sĩ, họa sĩ, nhà thiết kế, chung tay bảo tồn, quảng bá các giá trị di sản, phục vụ cộng đồng và gắn với đẩy mạnh phát huy truyền thống sáng tạo của người Thăng Long - Hà Nội đã được đúc kết từ hơn nghìn năm lịch sử.

Các hoạt động sẽ diễn ra từ ngày 18- 31/11/2022.

Tin cùng chuyên mục
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.