Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khoa học - Công nghệ

Hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ Lâm nghiệp: Thành tựu và định hướng phát triển

Thúy Hồng - 14:42, 26/06/2020

Ngày 26/6 tại Hà Nội, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam phối hợp với Tổng Cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), Trường Đại học Nông nghiệp tổ chức Hội thảo Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp: Thành tựu và định hướng phát triển.

Toàn cảnh Hội thảo
Toàn cảnh Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo ông Võ Đại Hải, Giám đốc Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cho biết: Trong 75 năm hình thành và phát triển, ngành Lâm nghiệp Việt Nam đã giành được những thành tựu to lớn trong việc nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, chất lượng rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện hoạt động chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

Đặc biệt, trong 10 năm trở lại đây, các nhà khoa học lâm nghiệp Việt Nam đã nhanh chóng tiếp cận với công nghệ tiên tiến trên thế giới để ứng dụng và tạo ra những sản phẩm có hàm lượng khoa học ngày càng cao, phục vụ sản xuất lâm nghiệp ngày càng hiệu quả như: nghiên cứu sản xuất 134 giống mới được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận, trong đó có 15 giống quốc gia và 119 giống tiến bộ kỹ thuật, 27 tiến bộ kỹ thuật về công nghệ sinh học lâm nghiệp, 47 tiêu chuẩn Việt Nam về công nghệ rừng…

Tại Hội thảo các đại biểu đã có nhiều tham luận về kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ phát triển ngành lâm nghiệp giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến 2030, vai trò của khoa học công nghệ trong phát triển ngành lâm nghiệp, kết quả và định hướng nghiên cứu điều tra, quy hoạch rừng giai đoạn 2021-2030, gắn kết giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và ngành lâm nghiệp…

Viên Khoa học Công nghệ Việt Nam đã ký kết hợp tác với Tập đoàn Tân Mai để nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp.
Viên Khoa học Công nghệ Việt Nam đã ký kết hợp tác với Tập đoàn Tân Mai để nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn nhấn mạnh, khoa học công nghệ đã đóng góp to lớn cho ngành lâm nghiệp phát triển nhanh và bền vững, ổn định được tỷ lệ rừng, nâng cao giá trị sinh học đa dạng, hiệu quả kinh tế, cảnh quan môi trường…

Tuy nhiên cũng theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, để phát triển ngành lâm nghiệp trong thời gian tới cần tập trung nghiên cứu khoa học về biến đổi gen, tạo ra giống mới để nâng cao năng suất, chất lượng; Tập trung nghiên cứu sâu hệ sinh thái, nhất là hệ sinh thái rừng tự nhiên để có chiến lược định hình tổng thể ngành Lâm nghiệp; Phải có tầm nhìn cho việc nghiên cứu cơ bản khôi phục hệ sinh thái rừng tự nhiên, đa dạng sinh học, giải quyết dịch bệnh; nghiên cứu để tạo ra giống bản địa, ứng dụng tiến bộ trong sản xuất, mở rộng theo dõi gắn với quản lý rừng bền vững… Đây cũng là giải pháp để tái cơ cấu lại ngành lâm nghiệp hiệu quả.

Tại Hội thảo  Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cũng đã ký kết hợp tác với Tổng Công ty Giấy Việt Nam, Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai  để nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp.

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Xây dựng mô hình thí điểm “Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu”

Sóc Trăng: Xây dựng mô hình thí điểm “Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu”

Xã Tân Hưng (huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) là địa điểm được khảo sát và lựa chọn xây dựng thí điểm mô hình Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), trong khuôn khổ Đề tài nghiên cứu “Phát triển mô hình làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với BĐKH vùng đồng bào DTTS và miền núi”, do Học viện Nông nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện, Ủy ban Dân tộc là cơ quan quản lý.