Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động Công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Khai thác đặc trưng văn hóa chợ phiên gắn với phát triển kinh tế

Hoàng Quý - Minh Nhật - 20:00, 09/11/2023

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa cần phải gắn liền phát triển kinh tế, khai thác, phát huy sức mạnh nội sinh từ văn hóa để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Đặc trưng văn hoá chợ vùng cao đang được quan tâm khai thác, là những điểm đến văn hoá trong phát triển du lịch, nâng cao thu nhập cho người dân đang được các địa phương miền núi lựa chọn, trong đó có Lai Châu.

(CĐ BanĐT - ĐÃ BT) Chợ phiên - Nơi lưu giữ nét văn hóa mộc mạc của vùng cao 1
Chợ là nơi hội tụ những nét văn hoá đặc trưng trong đời sống của đồng bào dân tộc tỉnh Lai Châu

Chợ phiên là nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của đồng bào DTTS ở Lai Châu. Chợ phiên không chỉ là nơi giao lưu, trao đổi hàng hóa, mà còn là nơi hội tụ, gặp gỡ và giao lưu của đồng bào các dân tộc sinh sống quanh vùng. Bởi thế, vào mỗi buổi chợ phiên, khi mặt trời còn chưa ló rạng, từ trẻ cho đến người già khắp mường trên bản dưới đều náo nức xuống chợ.

Lai Châu là tỉnh biên giới phía Tây Bắc có 20 dân tộc anh em cùng sinh sống. Mỗi dân tộc ở đây có những đặc trưng văn hóa, phong tục riêng, sự đa dạng này có thể thấy rõ ở những phiên chợ vùng cao. Đến với  Lai Châu, chúng ta sẽ được thấy những phiên chợ còn giữ được nét nguyên sơ, độc đáo, đó là nét đẹp về văn hóa của các đồng bào dân tộc vùng cao.

Chợ phiên Sìn Hồ - nơi gìn giữ những nét truyền thống độc đáo của bà con dân tộc nơi đây
Chợ phiên Sìn Hồ - nơi gìn giữ những nét văn hóa truyền thống độc đáo của bà con dân tộc nơi đây

Chợ phiên Sìn Hồ

Là một trong những phiên chợ đông đúc nhất ở Lai Châu, Phiên chợ Sìn Hồ được họp vào sáng thứ Bảy và Chủ nhật hằng tuần ở ngay trung tâm huyện. Ngày thường, chợ vẫn tập trung buôn bán, nhưng không tấp nập và nhộn nhịp như những chợ phiên. 

Vào ngày chợ phiên, khi trời còn mờ sáng, từ khắp các nẻo đường, tiếng sáo, tiếng khèn, tiếng đàn môi, tiếng cười nói đã xôn xao. Những chàng trai, cô gái dân tộc Mông, dân tộc Dao… đi từng tốp, xúng xính trong những bộ váy áo sặc sỡ sắc màu, người thì địu con, người thì gùi theo hàng hóa, sản vật đa dạng và phong phú. Tất cả đều đổ dồn về chợ phiên như một điểm hẹn. Điều đặc biệt thú vị là đến Chợ phiên Sìn Hồ, người ta luôn cảm nhận được sự mộc mạc, ít toan tính trong thói quen mua bán của người dân nơi đây.

Ngoài sự đa dạng phong phú của hàng hóa, thì ẩm thực tại chợ phiên là điều không thể không nhắc tới. Sẽ thật vui khi được ăn bát thắng cố nóng hổi, bát phở chua đậm đà hương thảo quả, rồi cùng nhau uống bát rượu ngô, cùng nhau trò chuyện, tâm tình...

Chợ Sừng, Sì Lờ Lầu ở huyện Phong Thổ
Chợ Sừng, Sì Lờ Lầu ở huyện Phong Thổ

Chợ phiên Sừng, Sì Lờ Lầu

Được gọi là chợ Sừng (xã biên giới Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ) bởi vì chợ được họp vào ngày hai con giáp có sừng, đó là con Trâu (ngày Sửu) và con Dê (ngày Mùi). Theo đó, cứ 6 ngày chợ sẽ họp 1 lần.

Để đến với chợ Sừng, du khách phải vượt qua 12 tầng dốc đứng, thế nên chợ còn được gọi là Sì Lờ Lầu theo tiếng người dân địa phương. Ngày phiên, từ sáng sớm, người Mông, người Hà Nhì từ Dào San, Vàng Ma Chải, Pa Vây Sử lên, người Dao đỏ ở bên Sì Lở Xuân sang. Lúc này chợ sẽ tràn ngập sắc đỏ rực rỡ.

Bà con đến chợ vừa để mua bán, vừa để gặp gỡ thăm hỏi nhau từ các bản xa. Người trẻ gặp nhau thì đãi nhau chân gà nướng, bánh rán bột mỳ, người già gặp nhau thì mải mê tâm sự, nhiều khi quên cả việc bán hàng... Hình ảnh đó thật thân tình.

Chợ phiên Dào San, Phong Thổ
Chợ phiên Dào San, Phong Thổ

Chợ phiên Dào San

Trước đây, phiên chợ ở xã Dào San cũng họp giống như chợ Sừng - Sì Lờ Lầu, vào ngày con giáp có sừng. Nhưng để tiện cho việc quản lý của địa phương, chợ Dào San giờ chỉ họp vào mỗi cuối tuần.

Từ khi giao thông đi lại được thuận lợi, chợ phiên Dào San không chỉ là nơi buôn bán của 8 xã vùng cao của huyện Phong Thổ, mà đã phát triển giao thương với nhiều nơi ở dưới xuôi. Từ mờ sáng chợ đã nhộn nhịp tiếng chân người, tiếng xe máy, tiếng ngựa hí... vận chuyển hàng hóa đổ về chợ.

Cái hay của chợ Dào San là ở chỗ không chỉ đơn thuần mua bán trao đổi hàng hóa, mà chợ còn là nơi giao thoa bản sắc văn hóa của nhiều dân tộc. Từng tốp trai gái Mông, Hà Nhì, Dao, Thái… váy áo xúng xính vừa đi vừa cười âm vọng cả vùng.

Hình ảnh chàng trai Mông tay ôm khèn, tay dắt ngựa; trai gái Thái, Hà Nhì hát đối đáp, trao duyên; tốp con gái Mông ríu rít nói cười, xem con trai Mông chơi cù, múa khèn, xem trai gái Thái chơi Tó Mák Lẹ... sẽ khiến bạn nhớ mãi.

Chợ phiên San Thàng

Chợ San Thàng cách Tp. Lai Châu khoảng 5 km, họp vào thứ Năm và Chủ nhật hằng tuần. Từ sáng sớm đồng bào các dân tộc Mông, Giáy, Dao, Thái, Kinh… đã tấp nập đổ về chợ. Họ mang theo những sản vật kiếm được từ núi rừng hay những sản phẩm nghề truyền thống.

Chợ nổi bật bởi sắc màu trang phục truyền thống các dân tộc về họp chợ; hoa văn sắc sảo trên khăn, túi, áo, quần, váy con gái người Dao, người Lự, người Giáy; những trang sức lấp lanh bằng bạc của thiếu nữ Thái trắng, hay nụ cười tươi như hoa của cô gái người Mông... sẽ khiến cho du khách thấy rộn ràng, xao xuyến.

Chợ phiên – nơi lưu giữ nét văn hóa mộc mạc của vùng cao 5
Chợ phiên San Thàng luôn rộn rã, ai ai cũng mặc những bộ váy áo mới sặc sỡ đủ màu, khuôn mặt nở nụ cười, xem đây là ngày hội xuống núi

Chợ phiên Sin Suối Hồ

Chợ Sin Suối Hồ thuộc xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, cách Tp. Lai Châu khoảng 30 km. Trước đây, không có chợ, người dân ở xã Sin Suối Hồ muốn đi chợ phải sang xã Mường So huyện Phong Thổ hoặc chợ San Thàng ở Tp. Lai Châu. Nhưng từ năm 2015, sau khi bản Sin Suối Hồ được công nhận là bản du lịch cộng đồng, người dân nơi đây đã cùng nhau xây dựng nên chợ phiên Sin Suối Hồ.

Toàn xã có 10 bản người Mông, vì vậy chợ phiên ở đây mang đậm bản sắc của đồng bào dân tộc Mông. Phiên chợ họp vào thứ Bảy hằng tuần, là nơi trao đổi hàng hóa, đồng thời cũng là không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc trưng của người Mông. Không khí mua sắm tại chợ rất đông vui, nhộn nhịp nhưng không chen lấn, xô đẩy.

Chợ phiên San Thàng
Chợ phiên San Thàng

Chợ phiên là nét đẹp văn hóa của đồng bào vùng cao. Việc lưu giữ và duy trì hoạt động của các chợ phiên là rất quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của địa phương, đây là cũng là cơ sở để phát triển du lịch cộng đồng.

Chợ phiên Sìn Hồ; Sừng - Sì Lờ Lầu; Dào San;  San Thàng; Sin Suối Hồ và nhiều phiên chợ khác đã và đang góp phần lưu giữ nét đẹp văn hóa của đồng bào vùng cao Tây Bắc.

Hiện nay, nhiều địa phương đã tận dụng lợi thế, tiềm năng, những đặc trưng từ văn hoá chợ phiên để phát triển du lịch, hình thành những tua, tuyến, điểm đến du lịch hấp dẫn với du khách. Khi du khách đến chợ phiên sẽ thúc đẩy các hoạt động, các dịch vụ theo đó cũng được phát triển, góp phần tiêu thụ sản phẩm do đồng bào làm ra, nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.