Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Khánh Hòa: Phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số

Nguyệt Anh (T/h) - 14:16, 28/02/2022

Mới đây, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh.

Đồng bào Raglai biểu diễn hát dân ca (Ảnh TL)
Đồng bào Raglai biểu diễn hát dân ca (Ảnh TL)

Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các DTTS gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa sẽ được thực hiện làm 2 giai đoạn.

 Giai đoạn 2022-2025, sẽ thực hiện 5 nội dung chính gồm: Tổng kiểm kê và lập danh mục loại hình di sản văn hóa phi vật thể dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của các DTTS; phục dựng và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc các DTTS gắn với phát triển du lịch; đưa một số loại hình dân ca, dân nhạc, dân vũ các dân tộc vào giảng dạy, hoạt động ngoại khóa trong các trường học vùng đồng bào DTTS; tuyên truyền, phổ biến, quảng bá, giới thiệu giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống; xây dựng các hành trình kết nối di sản dân ca, dân vũ, dân nhạc gắn với phát triển du lịch. 

Giai đoạn 2026-2030, về cơ bản sẽ tiếp tục duy trì hoạt động, phát huy giá trị các mô hình, nội dung công việc về dân ca, dân vũ, dân nhạc của đồng bào DTTS đã triển khai ở giai đoạn 1. Ngoài ra, sẽ thực hiện việc rà soát, lập hồ sơ phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú; tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá công tác triển khai thực hiện Đề án.

Ngoài những hoạt động mang tính chất thống kê, nghiên cứu, xây dựng các loại hình ấn phẩm để tuyên truyền, phổ biến…, kế hoạch của UBND tỉnh Khánh Hòa còn nêu rõ việc xây dựng các mô hình cụ thể ở những địa phương để các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc thực sự phát huy giá trị trong đời sống người dân và phục vụ du lịch. Các huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và thị xã Ninh Hòa chủ động tổ chức phục dựng, trình diễn, truyền dạy, phổ biến giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các DTTS trong cộng đồng, gia đình, trường học. Cùng với đó, các địa phương phải xây dựng được một mô hình câu lạc bộ, đội văn nghệ thôn bản, chi hội sinh hoạt văn hóa dân gian, bảo tồn, phát huy dân ca, dân vũ, dân nhạc; lựa chọn phục dựng không gian văn hóa dân tộc tiêu biểu trong các dịp Tết, lễ hội truyền thống để tạo ra các sản phẩm văn hóa đáp ứng nhu cầu du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa.

Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì thực hiện nội dung đưa một số loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc vào các trường dân tộc nội trú và trường học các cấp vùng đồng bào DTTS. Trong đó, chú trọng đến việc xây dựng nội dung bài giảng giới thiệu về nguồn gốc giá trị và vai trò của một số loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc; tăng cường việc thực hành, tập diễn, giao lưu văn hóa, văn nghệ, hoạt động ngoại khóa để học sinh hiểu và yêu thích dân ca, dân vũ, dân nhạc. Sở Du lịch thực hiện việc kết nối các tour, tuyến du lịch ở những khu vực có tiềm năng hình thành chuỗi liên kết sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng để đưa du khách tới tham quan, trải nghiệm các giá trị, nét đẹp của những loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.