Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Kiên Giang: Đề xuất đăng cai Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ IV

Lam Anh - 11:14, 29/03/2022

UBND tỉnh Kiên Giang đã có văn bản số 444/UBND-KGVX gửi Bộ VHTTDL về việc xin đăng cai tổ chức Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ IV năm 2025.


Kiên Giang đề xuất đăng cai Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ IV
Kiên Giang đề xuất đăng cai Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ IV

Theo công văn, Kiên Giang là một trong những vùng đất có phong trào nghệ thuật Đờn ca tài tử phát triển khá sớm ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong quá trình hình thành và phát triển, nhiều nghệ nhân ở Kiên Giang đã tiếp thu những tinh hoa bộ môn nghệ thuật này và có những đóng góp không nhỏ cho phong trào chung của nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ. Đặc biệt, vào năm 1936 nghệ nhân nơi đây sáng tạo ra “Dây đờn Rạch Giá” được giới mộ điệu loại hình nghệ thuật này yêu thích và nhanh chóng phát triển gây tiếng vang trong giới chơi nhạc tài tử khắp Nam Bộ.

Hiện nay, phong trào nghệ thuật Đờn ca tài tử ở Kiên Giang đang từng bước được khôi phục và phát triển. Tính đến năm 2021, tỉnh Kiên Giang có gần 100 Câu lạc bộ, nhóm Đờn ca tài tử với trên 1.500 người tham gia sinh hoạt tại các địa bàn của 15 huyện, thành phố trong tỉnh.

Vì vậy, việc đăng cai tổ chức Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ IV năm 2025 là điều kiện tốt để phong trào Đờn ca tài tử của địa phương được bảo tồn và ngày càng phát triển; đồng thời là điều kiện để giới thiệu, quảng bá văn hóa, con người của Kiên Giang đến với bạn bè trong khu vực và toàn quốc.

Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III năm 2022, diễn ra từ ngày 6/4 đến 11/4/2022 tại TP. Cần Thơ. Hội thi và Không gian Đờn ca tài tử có chủ đề “Đờn ca tài tử - Di sản đất phương Nam”. Liên hoan nhằm tôn vinh và quảng bá loại hình nghệ thuật độc đáo của dân tộc Việt Nam nói chung và người dân Nam Bộ nói riêng đã được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp Quốc (UNESCO) cộng nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại./.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.