Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Làm gì để bình ổn giá thịt lợn?

Hoàng Quý - 20:16, 20/04/2020

Từ cuối năm 2019 đến nay, nước ta trải qua nhiều thời điểm khó khăn bởi dịch bệnh tả lợn châu Phi, dịch Covid-19, cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng, giá cả một số mặt hàng lương thực, thực phẩm leo thang. Trong đó, thịt lợn là một trong những mặt hàng tăng cao và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, khiến cho người dân gặp rất nhiều khó khăn.

Thịt lợn ở các chợ truyền thống hiện nay dao động 150 - 180 nghìn đồng/kg.
Thịt lợn ở các chợ truyền thống hiện nay dao động 150 - 180 nghìn đồng/kg.

Theo khảo sát của phóng viên, mấy ngày gần đây, giá lợn hơi liên tục tăng. Ngày 19/4 tại một số tỉnh phía Bắc như: Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Hà Nội… giá thịt lợn hơi ghi nhận ở mức 92.000 đồng/kg; miền Trung là 93.000 đồng/kg, kéo theo giá thịt lợn bán tại chợ cũng tăng cao, phổ biến mức 150 - 180 nghìn đồng/kg. Mặc dù Chính phủ đã có nhiều nỗ lực, quyết tâm để đưa giá thịt lợn hơi về mức 70.000 đồng/kg, 15 doanh nghiệp (DN) lớn trong ngành chăn nuôi cũng cam kết với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, song giá lợn hơi vẫn tiếp tục tăng.

Bà Nguyễn Thị Hòa, tiểu thương ở chợ Yên Thịnh (Yên Bái) cho biết, những ngày gần đây, giá thịt lợn lấy tại lò mổ tăng lên 5.000 - 10.000 đồng/kg, buộc người bán phải tăng giá bán.

Có nhiều nguyên nhân khiến giá thịt lợn trên thị trường vẫn ở mức cao, như: Ảnh hưởng từ dịch tả lợn châu Phi và dịch Covid-19 làm việc tái đàn lợn gặp khó khăn; việc mua bán vận chuyển, giết mổ vật nuôi giảm mạnh… Mặc dù các DN đã giảm giá lợn hơi về mức 70.000 đồng/kg, nhưng để đến tay người tiêu dùng, thịt lợn phải qua quá nhiều khâu trung gian. Thực tế khâu trung gian chiếm 40 - 45% giá thành. Theo hạch toán của các chủ trang trại chăn nuôi lợn, cứ 1 tạ lợn hơi xuất chuồng (mức giá 80.000 đồng/kg) thì người nuôi phải chi phí trung bình khoảng 5 triệu đồng, lãi khoảng 3 triệu đồng/con; khâu thu mua, vận chuyển, thương lái lãi 100 - 200 nghìn đồng/con; khâu giết mổ thu khoảng 400.000 đồng/con. Trừ người chăn nuôi, thì người bán lẻ là khâu trung gian thu lãi nhiều nhất, dao động 800.000 - 1 triệu đồng/con.

Phân tích thêm về giá thịt lợn trên thị trường giữ ở mức cao, ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho rằng, giá thịt lợn tăng dần tại các khâu của chuỗi cung ứng và chi phí qua các công đoạn giết mổ. Như vậy, qua mỗi giai đoạn của chuỗi cung ứng thì giá lợn hơi/thịt lợn thương phẩm sẽ tăng trung bình khoảng 8 - 10%.

Đã có 15 DN cam kết chăn nuôi lợn trong nước thực hiện giảm giá lợn hơi xuống 70.000 đồng/kg. Tuy nhiên các DN này chỉ chiếm 35% thị phần chăn nuôi trong nước. Như vậy, khoảng 65% thị trường còn lại thuộc các DN không cam kết giảm giá và nhiều cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ nằm rải rác khắp cả nước khiến cho việc bình ổn giá gặp nhiều khó khăn.

Theo ông Tuấn, để ổn định lại thị trường thịt lợn, trước tiên cần phải bảo đảm nguồn cung, vừa thực hiện tái đàn vừa nhập khẩu thịt lợn. Trước mắt, nên xem xét đưa mặt hàng thịt lợn vào nhóm hàng hóa bình ổn giá, bởi tính phổ biến của mặt hàng này trong sinh hoạt hằng ngày của người dân.

Tin cùng chuyên mục
Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Sáng 22/11, Ban Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh; 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà tham dự.