Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Trang địa phương

Lào Cai: Vì sao nhiều chợ trên đất “vàng” bỏ không

Trọng Bảo - 08:54, 22/07/2022

Tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, hàng trăm điểm kinh doanh tại các khu chợ được đầu tư xây dựng vẫn đang để không, dù các chợ này đều được xây dựng tại các điểm thuận lợi, trung tâm của thành phố; điều này đã và đang gây lãng phí tài nguyên đất "vàng" của Nhà nước, nguồn lực đầu tư của doanh nghiệp.

Chợ Du lịch Lào Cai được đầu tư xây khang trang hiện đại
Chợ Du lịch Lào Cai được đầu tư xây dựng khang trang hiện đại

Chợ Du lịch Lào Cai nằm ở phường Lào Cai, thành phố Lào Cai, do Hợp tác xã Đầu tư xây dựng và khai thác quản lý chợ Cường Phát làm chủ đầu tư. Chợ có diện tích sàn hơn 11 nghìn mét vuông, với tổng mức đồng tư gần 400 tỷ đồng. 

Sau gần 02 năm đi vào hoạt động, đến thời điểm này, mới chỉ có 187 trong tổng số 877 ô, ki ốt tại chợ đang được sử dụng. Giá mặt bằng cao và phải đóng tiền sử dụng lâu dài là nguyên nhân chính, khiến nhiều tiểu thương buộc phải buôn bán bên ngoài thay cho việc thuê hoặc sở hữu các điểm kinh doanh trong chợ.

“Là tiểu thương kinh doanh tại đây, chúng tôi mong muốn được vào chợ để buôn bán cho ổn định. Tuy nhiên, hiện tại chủ đầu tư yêu cầu phải nộp tiền thuê địa điểm theo mốc thời gian là 10 năm, 30 năm hoặc 65 năm; như vậy thì chúng tôi không thể có tiền để trả ngay được”, anh Đỗ Xuân Thủy, tiểu thương ở phường Lào Cai, Thành phố Lào Cai cho biết.

“Khi bắt đầu triển khai xây dựng chợ thì gia đình tôi đã đăng ký thuê 03 ô trong chợ để kinh doanh; nhưng khi chợ hoàn thành phía chủ đầu tư yêu cầu, nộp tiền thuê ki ốt với các mốc thời gian quá dài như vậy, thì như tôi tối thiểu phải nộp khoảng 2 tỷ đồng thì không thể có tiền trả để vào chợ kinh doanh được”, bà Trần Thị Nguyên, tiểu thương ở phường Lào Cai cho biết thêm.

Giá thuê mặt bằng tại các điểm kinh doanh ở chợ Du lịch Lào Cai khá cao so với mặt bằng chung, khiến rất nhiều tiểu thương không đủ chi phí để duy trì hoạt động. Điều này dẫn đến thực trạng là nhiều điểm kinh doanh trong chợ có nguy cơ xuống cấp và ảnh hưởng đến hoạt động chung của chợ.

Tại chợ Châu Uý ở phường Bắc Cường, tình trạng còn “ảm đạm” hơn rất nhiều. Mặc dù chủ đầu tư có nhiều chính sách ưu đãi giảm giá các ki ốt, nhưng vì chợ ở vị trí xa khu dân cư nên tiểu thương không mặn mà thuê. Đến thời điểm này, chợ mới chỉ có 55 trên tổng số 402 điểm kinh doanh đi vào hoạt động, trong đó có 2/3 số hộ kinh doanh chuyển từ chợ tạm sang.

“Chợ Châu Úy nằm trên tuyến giao thông rất thuận lợi; tuy nhiên, đây là chợ xây mới hoàn toàn chứ không phải xây trên nền chợ cũ, tại khu vực này thì dân cư sinh sống chưa đông đúc lắm nên mặc dù đã đưa vào hoạt động, nhưng chợ chưa đạt được mục tiêu như kỳ vọng”, bà Nguyễn Thị Hoan, Phó Giám đốc Công ty CP Minh Sơn- đơn vị chủ đầu tư chợ Châu Úy phân tích.

Nhưng phần lớn các ki ốt tại chợ đang đóng cửa không có người thuê
Nhưng phần lớn các ki ốt tại chợ đang đóng cửa không có người thuê

Thành phố Lào Cai hiện có hàng trăm điểm kinh doanh tại các khu chợ do doanh nghiệp tư nhân đầu tư, xây dựng đóng cửa, chưa hoạt đông. Theo người dân, ngoài việc tìm kiếm mặt bằng kinh doanh thuận lợi tại các chợ, thì giá cả cũng là yếu tốt quyết định. Nếu giá mặt bằng quá cao, thì các tiểu thương buôn bán cũng không đủ chi phí để duy trì. Các điểm kinh doanh bỏ không kéo dài đang gây lãng phí nguồn lực đầu tư không nhỏ; ngoài ra, tình trạng này cũng gây mất mỹ quan thành phố.

Trao đổi với chúng tôi về giải pháp khắc phục thực tế này, ông Lê Công Toàn, Phó phòng Kinh tế thành phố Lào Cai thông tin, Thành phố đã nắm bắt được thực trạng này và đang báo cáo và đề xuất với tỉnh xem xét, để có những mức giá thuê địa điểm kinh doanh phù hợp để thu hút tiểu thương vào kinh doanh tại các chợ. Đồng thời, tiếp tục rà soát các điểm kinh doanh trên địa bàn để điều chỉnh, sắp xếp cho phù hợp với hiện trạng cơ sở hạ tầng các chợ hiện nay. 

Dịch Covid-19 đang có những dấu hiệu gia tăng trở lại, điều này càng khiến tiểu thương e dè, thận trọng khi tìm điểm kinh doanh tại các chợ. Nếu chính quyền, doanh nghiệp không có sự điểu chỉnh về giá, thì các gian chợ bỏ không này chưa biết bao giờ mới đi vào sử dụng.


Tin cùng chuyên mục
Gia Lai: Đại biểu trẻ đặt nhiều kỳ vọng vào Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Gia Lai: Đại biểu trẻ đặt nhiều kỳ vọng vào Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai, lần thứ IV, năm 2024 sẽ được tổ chức vào ngày 09/11/2024. Là những đại biểu trẻ tuổi lần đầu tiên tham dự Đại hội, đây vừa là niềm vinh dự vừa là trách nhiệm, đại diện cho đồng bào các DTTS tại địa phương gửi gắm niềm tin, kỳ vọng công tác dân tộc của tỉnh sẽ tiếp tục đạt được kết quả cao thông qua việc thực hiện Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, góp phần tích cực vào sự phát triển toàn diện của tỉnh.