Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Nét đặc trưng trang trí hoa văn, họa tiết của đồng bào Tây Nguyên

Bùi Quang Vinh - 18:51, 02/08/2023

Hoa văn, họa tiết trang trí trên nhà rông, nhà mồ, trang phục, gùi và các dụng cụ khác của dân tộc ở Tây Nguyên là một quá trình sáng tạo không ngừng, mang tính thẩm mỹ cao, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa đa dạng, độc đáo được nhiều người ngưỡng mộ, hấp dẫn du khách khi đến với vùng đất bazan này.

Hoa văn trên nhà mồ người Ba Na
Hoa văn trên nhà mồ người Ba Na

Ở vùng Bắc Tây Nguyên, các dân tộc Gia Rai, Ba Na, Xơ Đăng… đều sử dụng các loại hoa văn truyền thống để trang trí, làm đẹp trên thổ cẩm, nhà rông, nhà mồ, các vật dụng sinh hoạt trong gia đình... Nhìn chung, các loại hoa văn, họa tiết của đồng bào các DTTS vùng Trường Sơn - Tây Nguyên có nhiều nét tương đồng ở các dạng cấu trúc, mô típ, màu sắc, chất liệu.

Nét đặc trưng trang trí hoa văn, họa tiết của đồng bào Tây Nguyên 1
Hoa văn trên cây nêu có nhiều hình khối, màu ắc khác nhau. Ảnh MH

Tuy nhiên, khi đi sâu vào chi tiết, mỗi nhóm dân tộc lại có sự khác biệt cơ bản do đặc tính thẩm mĩ riêng của từng cộng đồng dân tộc khác nhau. Điển hình như hoa văn trên áo của đàn ông Ê Đê với màu sẫm của thân, ống tay áo, viền cổ, nơi xẻ tà gấu áo thường trang trí vài viền đỏ, trắng. Đặc biệt, phía trước thân áo có mảng kẻ ngang màu đỏ hình chữ nhật bung tràm ra hai bên ngực. Còn hoa văn trên áo nam người Gia Rai có màu sắc sặc sỡ hơn với hoa văn chạy dọc thân áo, có tua rua và hoa văn bản lớn ở gấu áo. Với người Gia Rai Chor thì trước ngực áo có miếng đáp màu đỏ.

Hoa văn trên trang phục dân tộc Ba Na
Hoa văn trên trang phục dân tộc Ba Na

Trên trang phục người Gia Rai, Ba Na, hoa văn truyền thống thường được biểu hiện ở dạng hình học. Cơ bản là đường thẳng song song, bên cạnh có các đường sóng nước cùng các hình răng cưa, hình ô trám, hình sao, hình người cách điệu với các màu cơ bản: đen, trắng, vàng, đỏ. Bên cạnh đó có các họa tiết như: trái mây, cườm chim cu, mắt chim xanh, hình chân rít, rau dớn…

Vòng xoang dân tộc Gia Rai
Vòng xoang dân tộc Gia Rai

Hoa văn trên nhà rông của người Gia Rai, Ba Na, Xơ Đăng thường dưới dạng hình khối, đan bằng nan nhuộm màu, chạm khắc… Bên cạnh các mô típ trang trí hình người và động vật, thực vật bằng cách khắc chìm và tô màu, còn có mô típ hình ô trám cùng những tam giác cân đối đỉnh, mô típ hình mặt trời dưới dạng ngôi sao tám cánh được trang trí trên những tấm liếp tre nứa tại ngôi nhà rông…

Hoa văn trên nhà rông và cây nêu người Gia Rai
Hoa văn trên nhà rông và cây nêu người Gia Rai

Còn hoa văn trên nhà mồ ở người Gia Rai, Ba Na thường được trang trí ở cột kut, cột klao, bờ nóc với các mô típ hình tròn có 8 tia, biểu tượng của mặt trăng; trên đỉnh cột kut thường có hai hình người, một nam, một nữ. Bên cạnh còn có các họa tiết trên cột kut, cột klao hình các loại chim quen thuộc, khỉ, hình hoa quả cách điệu, hình trăng lưỡi liềm…

Hoa văn trên chiếc gùi của đồng bào dân tộc Tây Nguyên
Hoa văn trên chiếc gùi của đồng bào dân tộc Tây Nguyên

Ngày nay, do ảnh hưởng quá trình hội nhập và đô thị hóa nên nhiều buôn làng ở Tây Nguyên đang mai một dần các nghề thủ công truyền thống. Số nghệ nhân có bàn tay tài hoa để sáng tạo ra những hoa văn, họa tiết độc đáo đang ít dần. Do đó, chính quyền địa phương và ngành Văn hóa cần có những giải pháp thiết thực, cụ thể để bảo tồn, phát huy những di sản văn hóa quý giá của đồng bào các DTTS.

Các loại hoa văn, họa tiết trên nhà rông, nhà mồ, trang phục, gùi và các dụng cụ khác của đồng bào các DTTS vùng Trường Sơn - Tây Nguyên có nhiều nét tương đồng ở các dạng cấu trúc, mô típ, màu sắc, chất liệu...”

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.