Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Ngày hội Văn hóa tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Sán Dìu, huyện Vân Đồn năm 2021

Nghĩa Hiệp - 20:22, 28/11/2021

Trong 2 ngày 27 và 28/11, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) tổ chức Ngày hội Văn hóa tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Sán Dìu huyện Vân Đồn năm 2021 tại xã Bình Dân. Tại Ngày hội, một đám cưới cổ của người Sán Dìu đã được tái hiện, cùng với nghi lễ cầu cho trời đất mưa thuận gió hòa.

Hát đối Soọng cô trong lễ cưới cổ của người Sán Dìu được tái hiện tại Ngày hội
Hát đối Soọng cô trong lễ cưới cổ của người Sán Dìu được tái hiện tại Ngày hội

Để tham dự Ngày hội, mọi người dân và du khách đều phải thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch Covid-19, xét nghiệm PCR và test nhanh theo ngày. Ngày hội bắt đầu từ đêm ngày 27/11, là thời gian diễn ra các nghi lễ tâm linh của người Sán Dìu tại xã Bình Dân, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh). Thời điểm này, đồng bào dân tộc Sán Dìu làm lễ dâng hương, đón thần linh về dự lễ.

Sáng ngày 28/11, là thời gian diễn ra phần Hội của buổi lễ, tại đây chương trình nghệ thuật diễn xướng hát Sọong cô, múa hành quang, lễ dựng cây phan (cây nêu), lễ lội than, lễ leo dao và một số trò chơi dân gian, thu hút nhiều người dân và du khách tham gia.

Khi leo chân trần qua 12 lưỡi dao, lên đỉnh câu nêu, nghi lễ cầu trời cho mưa thuận, gió hòa của các thầy Mo mới chính thức bắt đầu
Khi leo chân trần qua 12 lưỡi dao, lên đỉnh câu nêu, nghi lễ cầu trời cho mưa thuận, gió hòa của các thầy Mo mới chính thức bắt đầu

Lễ hội nhằm duy trì, khôi phục các nét văn hóa truyền thống tốt đẹp, các phong tục tập quán đặc sắc của cộng đồng dân tộc Sán Dìu trên địa bàn huyện. Từ đó góp phần bảo tồn, giữ gìn, tôn vinh các giá trị truyền thống tiêu biểu, giúp người dân tìm hiểu thêm về lịch sử, giá trị truyền thống của cộng đồng người Sán Dìu. Đồng thời, tăng cường tình đoàn kết các dân tộc trên địa bàn huyện. Đây cũng là sự kiện huyện Vân Đồn cụ thể hóa chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về các giải pháp kích cầu du lịch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Lễ hội cũng phục dựng một nghi lễ đám cưới truyền thống của Sán Dìu, với màn thách cưới của nhà gái và đáp lễ của nhà trai bằng làn điệu Sọong cô; nghi lễ cầu trời cho quanh năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi của các thầy Mo, cùng các phong tục truyền thống khác.../.

Tin cùng chuyên mục
Tuyên Quang: Ưu tiên phát triển toàn diện đối với các dân tộc có khó khăn đặc thù

Tuyên Quang: Ưu tiên phát triển toàn diện đối với các dân tộc có khó khăn đặc thù

Cùng với Hà Giang thì Tuyên Quang là địa phương có đồng bào dân tộc Pà Thẻn sinh sống tập trung đông nhất cả nước. Đây là một trong 14 dân tộc rất ít người, có khó khăn đặc thù theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025. Từ các chương trình, chính sách dân tộc, nhất là Chương trình MTQG 1719, tỉnh Tuyên Quang đã ưu tiến bố trí nguồn lực, để đầu tư, hỗ trợ nhằm phát triển toàn diện những địa bàn có dân tộc Pà Thẻn sinh sống tập trung.