Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động Công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Ngày mới ở Đăk Glei

Ngọc Chí - 21:00, 27/11/2023

Đăk Glei là huyện biên giới, nằm ở phía Bắc của tỉnh Kon Tum, với gần 90% dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), chủ yếu là dân tộc Gié Triêng và Xơ Đăng, đời sống người dân còn nhiều khó khăn.Đây là vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Bằng nội lực sẵn có về tài nguyên thiên nhiên và sức mạnh đoàn kết của các dân tộc, từ một huyện nghèo khó, Đăk Glei đang từng bước vươn lên về mọi mặt theo đà phát triển của đất nước.

Cây sâm Ngọc Linh đã giúp cho nhiều hộ đồng bào DTTS huyện Đăk Glei có cuộc sống ổn định
Cây sâm Ngọc Linh đã giúp cho nhiều hộ đồng bào DTTS huyện Đăk Glei có cuộc sống ổn định

Phát huy tiềm năng, lợi thế

Nhằm thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo vùng đồng bào DTTS, những năm qua, huyện Đăk Glei đã tập trung triển khai kịp thời các nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững; Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ 2021 – 2025; Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Huyện thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ, chính sách dành cho hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS.

Ông Huỳnh Ngọc Ly, Chủ tịch UBND xã Đăk Long, huyện Đăk Glei cho biết: Trong quá trình triển khai thực hiện các Chương trình MTQG, địa phương luôn đặc biệt quan tâm đến việc hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo. Từ nguồn lực hỗ trợ của các chương trình, địa phương đã họp dân, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của người dân và để người dân lựa chọn cây, con giống được hỗ trợ. Khi hỗ trợ sát với thực tế và nhu cầu của người dân thì sẽ phát huy được hiệu quả.

Cùng với đó, huyện Đăk Glei phát huy những tiềm năng, lợi thế về phát triển nông nghiệp để giúp cho đồng bào DTTS có cuộc sống ổn định hơn. Nhất là phát triển các loại cây dược liệu. Huyện đã lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình để hỗ trợ cây giống và vận động các hộ nghèo mạnh dạn vay vốn đầu tư trồng cây dược liệu. Đồng thời, khuyến khích đồng bào DTTS đầu tư, phát triển dược liệu thông qua các loại hình kinh tế tập thể; thúc đẩy liên kết bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh có khả năng đầu tư sản xuất, chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi liên kết giá trị.


Lãnh đạo huyện Đăk Glei thăm quan mô hình trồng sâm Ngọc Linh của các hộ đồng bào DTTS ở xã Đăk Man
Lãnh đạo huyện Đăk Glei thăm quan mô hình trồng sâm Ngọc Linh của các hộ đồng bào DTTS ở xã Đăk Man


Chị Y Lương ở thôn Làng Mới, xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei chia sẻ: Năm 2020 được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, gia đình cũng trồng được 2 sào sâm dây, giúp cho gia đình có kinh tế ổn định hơn. Hiện gia đình đã phát triển lên 3 sào và đầu tư trồng gần 100 gốc sâm Ngọc Linh. Hy vọng cuộc sống gia đình sẽ ổn định trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, huyện Đăk Glei tăng cường vận động đồng bào DTTS trên địa bàn thay đổi nếp nghĩ, cách làm gắn với thực hiện chuyển đổi diện tích đất lúa rẫy, sắn bạc màu, kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn. Trong đó, tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực như: Cà phê, cao su, cây ăn quả, cây mắc ca và cây dược liệu.

Đổi thay trong vùng DTTS

Với chủ trương đúng đắn, đến nay, toàn huyện Đăk Glei phát triển được hơn 1.800 ha cây cà phê, hơn 1.800 ha cây cao su, hơn 440 ha cây mắc ca, 420ha cây ăn quả, 951ha cây dược liệu các loại. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân địa phương, đặc biệt là đồng bào DTTS ở các xã đặc biệt khó khăn.

Cuộc sống ổn định, đồng bào DTTS ở huyện Đăk Glei xây dựng nhà cửa khang trang hơn
Cuộc sống ổn định, đồng bào DTTS ở huyện Đăk Glei xây dựng nhà cửa khang trang hơn


Anh A Hùng ở thôn Đông Nay, xã Đăk Man, huyện Đăk Glei chia sẻ: Năm 2018 được huyện hỗ trợ 2.500 cây giống cà phê xứ lạnh, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và hướng dẫn kỹ thuật để gia đình anh trồng với diện tích 5 sào. Năm 2021 gia đình thu hoạch và từ đó đến có nguồn thu nhập ổn định, năm 2022 gia đình đã thoát nghèo. Vừa rồi, gia đình cũng đầu tư trồng thêm gần 1ha, hy vọng sau này sẽ có thêm nguồn thu nhập. 

Với tinh thần nỗ lực cao và nhiều giải pháp hữu hiệu được triển khai, công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đăk Glei đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nhiều hộ nghèo giờ đây đã có sự chuyển biến tích cực về nhận thức đối với mục tiêu giảm nghèo bền vững, coi đó là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi gia đình; từ đó họ tự lực vươn lên, không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện chiếm 18,91% và hộ cận nghèo chiếm 9,16%, qua rà soát và dự kiến phấn đấu thực hiện giảm nghèo đa chiều cuối đến năm 2023 trên địa bàn huyện Đăk Glei còn 5,62% hộ nghèo và 2,08% hộ cận nghèo.

Diện mạo huyện Đăk Glei đang đổi thay từng ngày
Diện mạo huyện Đăk Glei đang đổi thay từng ngày

Ông Thái Văn Tưởng, Bí thư Huyện ủy Đăk Glei cho biết: Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Chỉ thị số 05 “về tăng cường sự lãnh đạo tuyên truyền, vận động Nhân dân thi đua thoát nghèo bền vững trên địa bàn huyện”. Phân công đảng viên, đoàn viên, hội viên trực tiếp phụ trách, bám sát và gắn trách nhiệm với từng hộ nghèo nhằm hướng dẫn, theo dõi, giúp đỡ các hộ nghèo mạnh dạn vay vốn phát triển sản xuất và sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, nhất là nguồn lực hỗ trợ từ các Chương trình MTQG. Đối với các hộ thoát nghèo và đảng viên, đoàn viên, hội viên giúp đỡ hộ thoát được nghèo sau khi được UBND huyện tặng giấy khen sẽ tổ chức biểu dương, khen thưởng các hộ, cá nhân trước cộng đồng thôn, làng.

Ngày mới ở Đăk Glei đang tràn đầy sức sống, dọc những con đường bê tông trải dài là những ngôi nhà xây kiên cố, lũ trẻ ríu rít đến trường, người dân hăng say lao động sản xuất. Tin rằng, với tinh thần đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, cùng với nguồn lực đầu tư từ các Chương trình MTQG, huyện Đăk Glei sẽ tiếp tục vươn mình đổi mới, đời sống của đồng bào DTTS không ngừng được cải thiện và nâng cao.

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.