Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Ngày Xuân mục sở thị sới vật truyền thống làng Sình

Khánh Ngân - 16:25, 31/01/2023

Sau 3 năm không được tổ chức do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, sáng 31/1/2023 (10 tháng Giêng) Hội vật truyền thống làng Sình (xã Phú Mậu, Tp. Huế, Thừa Thiên Huế) được tổ chức trong không khí sôi động của lễ hội đầu Xuân với khoảng 20.0000 người tham dự cổ vũ.

Hội vật truyền thống làng Sình có lịch sử hơn 200 năm
Hội vật truyền thống làng Sình có lịch sử hơn 200 năm

Trong lịch sử, làng Sình từng là địa điểm xây dựng những trại đóng tàu thuyền, trường huấn luyện thủy quân, bộ binh tinh nhuệ để chống giặc ngoại xâm. Làng Sình cũng trở thành địa điểm chọn lọc những đô vật, môn vật võ từ mọi miền đất nước để luyện quân chống giặc.

Tiếng trống khai hội đã ăn sâu vào tâm khảm của người dân địa phương và nhiều du khách mỗi độ Xuân về
Tiếng trống khai hội đã ăn sâu vào tâm khảm của người dân địa phương và nhiều du khách mỗi độ Xuân về

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Hội vật làng Sình ngày nay đã có một vài thay đổi để phù hợp với tình hình mới. Tuy nhiên, không gian văn hóa xưa vẫn còn lưu lại những dấu ấn rất rõ nét về một vùng đất thượng võ. Trong tâm khảm của mỗi người dân xứ Huế, tiếng trống hội vẫn vang vọng thúc giục khách thập phương quay về. Đó chính là những minh chứng cho một giá trị văn hóa trường tồn của Hội vật làng Sình.

Hội vật thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta trong lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc
Hội vật thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta trong lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc

Như truyền thống hằng năm, Hội vật làng Sình diễn ra trong 1 ngày và có 2 phần: Phần lễ và phần hội. Trong đó, phần lễ được tổ chức tôn nghiêm tại đình làng Lại Ân. Mở đầu, các cụ cao niên trong làng làm nghi lễ vái tạ Thành Hoàng của trưởng tộc ở đình làng. Kết thúc phần lễ, phần hội chính thức được bắt đầu.

Năm nay, có nhiều đô vật nữ tham gia Lễ hội
Năm nay, có nhiều đô vật nữ tham gia Lễ hội

Hội vật làng Sình áp dụng nguyên tắc của luật thi đấu vật dân tộc là phải đánh ngã đối thủ ở tư thế “lấm lưng trắng bụng”, đồng thời giữ hoặc đè được đối thủ trong vòng 3 giây là thắng. Ngoài ra tại sới vận, những đòn hiểm như bẻ, vặn khóa trái khớp, tấn công vào hạ bộ, yết hầu, mắt… hoàn toàn bị cấm.

Thú vị ở Lễ hội là khán giả cũng có thể tham gia sới vật để cầu may đầu năm
Thú vị ở Lễ hội là khán giả cũng có thể tham gia sới vật để cầu may đầu năm

Các đô vật phải vượt qua vòng đấu loại, giải thiếu niên các đô vật phải giành chiến thắng trước 2 đối thủ và giải thanh niên các đô vật phải giành chiến thắng 3 đối thủ mới bước vào vòng bán kết. Ở vòng bán kết, các đô vật phải vượt qua 1 đối thủ trước khi lọt vào vòng chung kết.

Hội vật mở đầu bằng màn biểu diễn của hai cặp đô vật chuyên nghiệp với những pha biểu diễn đầy kinh nghiệm. Tiếp đến là phần tranh tài gay cấn, hấp dẫn và đẹp mắt của các đô vật.

Ngoài giải dành cho đô vật vô địch, làng còn trao nhiều giải thưởng khác cho các đô vật tham dự Lễ hội
Ngoài giải dành cho đô vật vô địch, làng còn trao nhiều giải thưởng khác cho các đô vật tham dự Lễ hội

Hội vật năm nay thu hút rất đông các đô vật nam, nữ là thanh thiếu niên có sức khỏe tốt đến từ các thôn trên địa bàn xã và các vùng lân cận. Các đô vật tranh tài ở nội dung vật truyền thống, với hai giải đấu thanh niên và thiếu niên.

Tại sới vật, các đô vật thi đấu trung thực, cống hiến hết mình với tinh thần thượng võ, giao lưu học hỏi lẫn nhau. Hội vật còn có ý nghĩa cầu may mắn trong năm mới, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, hạnh phúc đến với muôn người…

Tin cùng chuyên mục
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.