Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

T.Hợp - 14:15, 02/05/2024

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1150/QĐ-BVHTTDL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống – nghề cói Kim Sơn, thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.


Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh minh họa
Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh minh họa

Huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình là vùng đất mở ra đời từ công cuộc khẩn hoang vùng bãi biển đầy lau sậy và sú vẹt dưới sự tổ chức và điều hành của Doanh Điền sứ Nguyễn Công Trứ năm Kỷ Tỵ - 1829. Đây là vùng đất mở, hằng năm tốc độ bồi tụ tiến ra biển từ 80-100m. Chính vì thế, Kim Sơn gắn với lịch sử của những cuộc chinh phục đất hoang bồi - quai đê lấn biển.

Huyện Kim Sơn nổi tiếng với nghề trồng cói, làm đồ cói từ rất lâu đời. Nghề dệt cói Kim Sơn gắn liền với thiên nhiên, bởi nguyên liệu để làm nên những sản phẩm từ cói cũng giản dị như thiên nhiên ở vùng đất này.

Cây cói Kim Sơn có độ mềm mải, óng ả lý tưởng, thích hợp để đan, dệt nên thành những sản phẩm mỹ nghệ thủ công khéo léo, tinh xảo. Nổi bật nhất trong số các sản phẩm được hoàn thành dưới đôi bàn tay của những người thợ lành nghề nơi đây phải kể đến chiếu cói.

Để dệt nên một tấm chiếu cói là một quá trình lao động đầy sáng tạo nhưng cũng rất đỗi vất vả, đòi hỏi người thợ phải cẩn thận, chăm chút trong từng khâu, từ chọn cói, phơi cói, nhuộm cói sao để cói có màu đỏ tươi và bền màu, đặc biệt là khâu dệt cải hoa của chiếu nữa. Người dệt hoa cải đòi hỏi thao tác phải nhanh, uyển chuyển, mềm mại và mắt phải tinh, tay cải phải chính xác, thuộc từng nét cải để khi đan không mắc lỗi.

Các sản phẩm nơi đây vô cùng đa dạng về mẫu mã màu sắc hoa văn vô cùng bắt mắt, các sản phẩm độc, lạ, có giá trị mà hiếm nơi khác có thể bì được, chẳng hạn như thảm, làn, khay, hộp, đĩa, cốc, tách, mũ, dép túi sách...

Đặc biệt với kỹ thuật sử dụng keo polyascera phun phủ lên bề mặt sản phẩm cói, vừa giúp định hình ổn định kiểu dáng công nghiệp, vừa nâng cao khả năng chống mốc, ẩm cho sản phẩm, nhất là trong quá trình xuất khẩu ra nước ngoài. Nhờ đó mà sản phẩm cói mỹ nghệ của Kim Sơn luôn đảm bảo chất lượng khi tới tay người tiêu dùng, góp phần rất lớn trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, nghề cói Kim Sơn ngày càng thể hiện được vị thế của mình và tồn tại và phát triển cho tới ngày nay được người dân tiêu dùng trong và ngoài nước rất ưa chuộng. Tính đến nay, sản phẩm cói mỹ nghệ của Kim Sơn đã có mặt ở hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới…

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.