Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Nghị quyết số 09 của Tỉnh ủy Thanh Hóa: Thúc đẩy phát triển miền núi

Quỳnh Trâm - 14:37, 25/09/2020

Thanh Hóa có 11 huyện miền núi, dân số chiếm 1/3 toàn tỉnh, trong đó có 6 dân tộc thiểu số: Thái, Mường, Dao, Thổ, Mông, Khơ Mú. Hầu hết địa bàn miền núi đều có xuất phát điểm thấp, điều kiện kinh tế - xã hội vô cùng khó khăn. Năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo trong khu vực này là 27,99%, cao gấp 2,9 lần bình quân cả nước và gấp 1,7 lần bình quân toàn tỉnh.

Các mô hình hỗ trợ sản xuất tại huyện Bá Thước đã phát huy hiệu quả cao
Các mô hình hỗ trợ sản xuất tại huyện Bá Thước đã phát huy hiệu quả cao

Nhằm phát triển vùng miền núi nhanh và bền vững, ngày 4/11/2013, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết 09 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi Thanh Hóa đến năm 2020”, nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đến nay đã có bước phát triển khá toàn diện.

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng của các huyện miền núi bình quân giai đoạn 2014 - 2019 đạt 8,7%; người nghèo đã tiếp cận thuận lợi và đầy đủ các chính sách trợ giúp của Nhà nước; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường và củng cố; nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, việc làm cho lao động được quan tâm giải quyết; sự nghiệp giáo dục, văn hóa, chăm sóc sức khoẻ Nhân dân có chuyển biến tích cực; hệ thống chính trị cơ sở ngày càng được củng cố vững mạnh và hoạt động có hiệu quả; đội ngũ cán bộ là người DTTS được quan tâm đào tạo bồi dưỡng; an ninh, trật tự vùng DTTS và miền núi được giữ vững, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo. 

Tốc độ giảm nghèo ở các huyện miền núi luôn cao hơn 1,7 lần bình quân chung toàn tỉnh; tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm 2,3%/năm (theo tiêu chí nghèo đa chiều).

Ông Dương Văn Mạnh, Bí thư Huyện ủy Như Xuân cho biết: Nghị quyết 09 đã tạo sự đồng thuận, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức cùng Nhân dân thực hiện công tác giảm nghèo. Huyện đã tập trung khai thác hiệu quả nguồn lực từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc để triển khai các giải pháp giảm nghèo như: Đa dạng hóa giống cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hướng dẫn người dân triển khai mô hình, dự án có giá trị kinh tế cao. Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 37,36% năm 2016, xuống còn 7,8% năm 2019; có 5% số xã ĐBKK và 65% thôn, bản thoát khỏi diện ĐBKK giai đoạn 2016 - 2020. Năm 2018, Như Xuân là huyện miền núi đầu tiên của tỉnh thoát khỏi huyện nghèo 

Năm 2020, huyện Như Xuân đặt ra mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 5%; trên địa bàn không còn xã ĐBKK. Theo đó, huyện xác định tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội trong thực hiện chính sách giảm nghèo. 

Tại huyện Bá Thước, trong giai đoạn 2016 - 2020, tỷ lệ hộ nghèo cũng đang giảm nhanh, từ 25,31% năm 2016 xuống 2,26% năm 2020. Thu nhập bình quân đầu người từ 7,2 triệu đồng, năm 2016, đến năm 2020 đã tăng lên 12,5 triệu đồng. Tỷ lệ người dân được tham gia BHYT đạt 95%; 99,8% trẻ em, người nghèo, cận nghèo, Nhân dân vùng kinh tế - xã hội ĐBKK và người DTTS có thẻ BHYT và được chăm sóc sức khỏe theo quy định. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2016 là 42,3%, đến năm 2020 ước thực hiện được 50%.

Ông Lê Phú Hiền, Trưởng Phòng LĐ,TN&XH huyện Bá Thước cho hay: Nếu theo tiêu chí cũ thì huyện đã đạt tiêu chuẩn thoát khỏi danh sách huyện nghèo theo quy định của Nghị quyết 30a của Chính phủ. 

Huyện đã tập trung khai thác hiệu quả nguồn lực từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc để triển khai các giải pháp giảm nghèo như: Đa dạng hóa giống cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hướng dẫn người dân triển khai mô hình, dự án có giá trị kinh tế cao.

Ông Dương Văn Mạnh, Bí thư Huyện ủy Như Xuân

Chia sẻ về kinh nghiệm giảm nghèo của địa phương, ông Lê Phú Hiền cho biết, khi đã có chủ trương chỉ đạo, lãnh đạo thống nhất, xuyên suốt, huyện đã tranh thủ mọi nguồn lực cùng với bà con phấn đấu giảm nghèo. Thời gian qua, ngân sách trung ương bố trí thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo chung trên địa bàn cũng đã được giải ngân đạt gần 100%; nguồn hỗ trợ của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước được đưa vào lồng ghép đầu tư cho tất cả các hạng mục công trình.

Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân như: Dự án hỗ trợ hộ nghèo mua trâu, bò sinh sản, hỗ trợ giống lúa lai, ngô lai, phân bón để chuyển đổi giống cây trồng năng suất cao, hỗ trợ kinh phí xây dựng các mô hình khuyến nông, lâm... đã giúp các hộ nghèo có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.

Tin cùng chuyên mục
Sinh lời an toàn, hiệu quả cùng trái phiếu BAC A BANK phát hành ra công chúng Lần 2 - Đợt 1

Sinh lời an toàn, hiệu quả cùng trái phiếu BAC A BANK phát hành ra công chúng Lần 2 - Đợt 1

Đón đầu cơ hội khởi sắc trên thị trường trái phiếu ngân hàng đầy tiềm năng, từ ngày 27/05/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức chào bán 20 triệu trái phiếu phát hành ra công chúng Lần 2 - Đợt 1, với tổng giá trị chào bán 2.000 tỷ đồng.