Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Gương sáng

Người tiên phong xây dựng sản phẩm OCOP ở Đăk Tờ Kan

Thùy Dung - 17:26, 18/03/2021

“Gương mẫu, năng động, sâu sát với cơ sở, luôn tìm các hướng đi mới để giúp người dân trên địa bàn xã học tập, ứng dụng nhằm vươn lên thoát nghèo”, đó là lời nhận xét của ông Huỳnh Xuân Thắng, Chủ tịch UBND xã Đăk Tờ Kan (huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum) dành cho chị Y Var, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Đăk Tờ Kan.

Gia đình chị Y Var là một trong những hộ mạnh dạn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phát triển kinh tế
Chị Y Var luôn gương mẫu, đi đầu trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế gia đình

Đăk Tờ Kan là một xã nghèo đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí của một bộ phận đồng bào các DTTS còn hạn chế. Thấu hiểu sự vất vả của người dân, đặc biệt là chị em phụ nữ nên chị Y Var, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã đã có nhiều nỗ lực, vượt qua đói nghèo, giúp nhiều phụ nữ cùng vươn lên.

Chia sẻ với chúng tôi, chị Y Var cho biết: “Ở đây khó khăn lắm, cái nghèo cứ bủa vây lấy dân làng nên chỉ có học cái chữ, hiểu biết hơn thì mới thoát được nghèo. Vì vậy từ nhỏ, tôi luôn cố gắng học tập để có cơ hội tiếp cận cái mới, cái hay, từ đó áp dụng vào thực tế. Khi được tín nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội LHPN xã, tôi luôn tự hứa với lòng mình phải thực hiện thật tốt vai trò này để không phụ lòng tin của chính quyền và chị em hội viên”.

Ở trên cương vị mới, chị Y Var đã không ngừng học tập, nghiên cứu kỹ các văn bản, chính sách để bám sát trong triển khai các nhiệm vụ của Hội và triển khai đến chị em như mô hình “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”, bình đẳng giới...Chị cũng thường xuyên vận động các phụ huynh quan tâm đến đến việc học tập của các con, cháu, nhờ vậy tỷ lệ trẻ em đến trường học đúng độ tuổi đạt 100%. Chị Y Var còn nhiệt tình giúp các hội viên có thu nhập từ mô hình lò sấy măng khô của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã đặt tại thôn Tê Xô Trong.

Nhờ sự nhanh nhạy, mạnh dạn tiếp thu cái mới, chị Y Var đã phát triển 3 ha cà phê và cao su. Nhờ vậy mỗi năm, gia đình chị thu về nguồn thu hơn 100 triệu đồng.

Sản phẩm măng khô từ mô hình lò sấy măng khô của Hội LHPN xã đã được chọn tham gia sản phẩm OCOP của tỉnh Kon Tum
Sản phẩm măng khô từ mô hình lò sấy măng khô của Hội LHPN xã Đăk Tờ Kan đã được chọn tham gia sản phẩm OCOP của tỉnh Kon Tum

“Người dân nơi đây chủ yếu canh tác lúa, mì. Tuy nhiên, vì nhận thấy lợi ích từ cây cà phê mang lại, mình bàn bạc với chồng quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Lúc đầu, nhiều người bàn lùi vì nghĩ ở vùng này cà phê không phát triển được, nhưng trên thực tế biết cách chăm sóc cây trồng đúng kĩ thuật, vườn cà phê nhanh bén rễ và đâm chồi nảy lộc tốt”, chị Y Var cho biết.

Ngoài trồng cao su, cà phê, gia đình chị Y Var còn phát triển đàn tgia súc để tăng thêm thu nhập. Nhờ vậy, kinh tế gia đình ổn định, chị có điều kiện nuôi các con ăn học.

Ông Huỳnh Xuân Thắng, Chủ tịch UBND xã Đăk Tờ Kan cho biết: Với vai trò “đầu tàu” Hội LHPN xã, chị Y Var đã triển khai tốt các văn bản, chính sách xuống các thôn, làng và giúp nhiều chị em phấn đấu vươn lên toát nghèo. Chị Y Var cũng đi đầu trong việc xây dựng sản phẩm OCOP của xã. Sản phẩm măng khô từ lò sấy măng của Hội LHPN đã được xã lựa chọn tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của tỉnh Kon Tum.

Tin cùng chuyên mục
Điều tra viên Rơ Mah H’De “ Đi từng ngõ, gõ từng nhà” điều tra, thu thập thông tin 53 DTTS ở xã biên giới

Điều tra viên Rơ Mah H’De “ Đi từng ngõ, gõ từng nhà” điều tra, thu thập thông tin 53 DTTS ở xã biên giới

Với sự am hiểu văn hóa, phong tục, tập quán của đồng bào và địa bàn được phân công thực hiện điều tra, chị Rơ Mah H’De - Điều tra viên xã biên giới Ia Nan (huyện Đức Cơ, Gia Lai) đã phát huy tinh thần trách nhiệm, vận động bà con thực hiện cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác, bảo đảm tiến độ, chất lượng cuộc điều tra thu thập thông tin kinh tế-xã hội 53 DTTS lần thứ 3, năm 2024.