Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Gương sáng

Những “đầu tàu” trong vùng đồng bào DTTS ở Khánh Hòa

T.Nhân - H.Trường - 06:32, 09/04/2025

Những năm qua, diện mạo các huyện miền núi tỉnh Khánh Hòa đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể. Đạt được thành quả đó, có một phần đóng góp của những Người có uy tín, luôn đi đầu trong việc phát triển kinh tế, vận động người dân làm theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Miền núi tỉnh Khánh Hoà hôm nay khởi sắc, có đóng góp một phần không nhỏ của những Người có uy tín
Miền núi tỉnh Khánh Hoà hôm nay khởi sắc, có đóng góp một phần không nhỏ của những Người có uy tín

Ông Bo Bo Khá, Người có uy tín ở tổ dân phố Hạp Thịnh, thị trấn Tô Hạp, huyện miền núi Khánh Sơn là một điển hình về phát triển kinh tế. Hiện gia đình ông sở hữu khu vườn rộng hơn 2ha với 400 cây sầu riêng từ 4 đến 10 năm tuổi, mỗi năm cho thu nhập gần 1 tỷ đồng.

Ngoài sản xuất kinh tế giỏi, ông Bo Bo Khá được bà con tin tưởng như một “chuyên gia” về cây sầu riêng. Nhiều người dân trồng sầu riêng đã tìm đến ông Khá để học hỏi cách trồng sầu riêng và ứng dụng khoa học trong chăm sóc loại cây ăn quả này và ông luôn sẵn lòng chia sẻ.

“Tôi vừa trồng sầu riêng, vừa hướng dẫn kỹ thuật cho bà con. Khi phát hiện cây có hiện tượng sâu bệnh thì hướng dẫn bà con mua thuốc gì để trị bệnh cũng như cách trồng, cách chăm sóc. Bà con rất hăng hái khi được hướng dẫn kỹ thuật nên tôi cũng rất là mừng. Mình nói bà con nếu không hiểu thì tối sang nhà uống trà tôi sẽ trao đổi cách xử lý phân bón thế nào, dần dần bà con cũng hiểu”, ông Bo Bo Khá tâm sự.

Trước đây, thanh niên trong làng hay tụ tập uống rượu, không lo làm ăn. Với vai trò là Người có uy tín, tôi kiên trì tuyên truyền, vận động, nói về những tác hại của rượu bia nên dần dần người dân cũng nghe theo”.

Ông Cao Lê Dân, làng Tà Gụ, xã Sơn Hiệp, huyện Khánh Sơn

Ở làng Tà Gụ, xã Sơn Hiệp, huyện miền núi Khánh Sơn, ông Cao Lê Dân, 81 tuổi là Người có uy tín được bà con tin tưởng. Ông Dân cho biết: Làng Tà Gụ có 128 hộ dân, chủ yếu là đồng bào Raglay. Nhờ trồng sầu riêng nên đời sống người dân những năm gần đây đã khá hơn nhiều.

“Trước đây, thanh niên trong làng hay tụ tập uống rượu, không lo làm ăn. Với vai trò là Người có uy tín, tôi kiên trì tuyên truyền, vận động, nói về những tác hại của rượu bia nên dần dần người dân cũng nghe theo. Lớp trẻ ở làng Tà Gụ giờ cũng đã biết cách làm ăn, chăm lo phát triển kinh tế. Tuy vẫn còn tụ tập uống rượu nhưng lâu lâu mới có một lần hoặc liên hoan nhân mùa thu hoạch sầu riêng. Chúng tôi vận động thanh niên đã uống rượu là không tham gia giao thông. Trước đây thanh niên uống rượu xong phóng xe máy đi chơi nhưng nay hết rồi”, ông Dân cho hay.

Về thôn Suối Cát, xã Khánh Thượng, huyện Khánh Vĩnh, hỏi thăm người dân về ông Pi Năng Liễng, đa số bà con ở đây đều biết đến ông và dành cho ông nhiều ấn tượng, tình cảm tốt đẹp. Năm nay đã 64 tuổi, nhưng ông Liễng vẫn miệt mài lao động, tích cực vận động người thân, bà con để thực hiện các công trình phúc lợi xã hội và làm việc thiện.

Ông Bo Bo Khá (bên phải) chia sẻ kinh nghiệm trồng sầu riêng cho người dân
Ông Bo Bo Khá (bên phải) chia sẻ kinh nghiệm trồng sầu riêng cho người dân

Được mọi người bình chọn là Người có uy tín, bản thân ông Liễng tự nhận mình phải có trách nhiệm với bà con, nên ông luôn gần gũi, trao đổi về những vấn đề có liên quan đến cuộc sống; tuyên truyền cho bà con luôn giữ gìn sự đoàn kết các dân tộc, nâng cao ý thức tự lực, tự cường, tích cực lao động sản xuất, xóa đói, giảm nghèo; ông gắn kết tình làng, nghĩa xóm bằng công tác hòa giải, đoàn kết Nhân dân cùng thực hiện các công trình dân sinh và sống gương mẫu để mọi người noi theo.

Theo ông Nghiêm Xuân Thành, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa, những Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã đóng góp lớn vào thành tựu phát triển chung của tỉnh Khánh Hòa. Cuộc sống của những Người có uy tín gắn với buôn làng, hiểu được ngôn ngữ, hiểu được tâm tư nguyện vọng thì họ nói với bà con thuyết phục hơn và có niềm tin hơn. Họ đã nắm bắt được chủ trương cho nên họ là những người đi trước, họ làm ăn được, nói được và làm được để bà con noi theo.

Tin cùng chuyên mục
Truyền niềm đam mê tiếng Tày cho học sinh vùng cao

Truyền niềm đam mê tiếng Tày cho học sinh vùng cao

Gần 20 năm qua, cô giáo người Tày Dương Thị Bền, giáo viên Lịch sử - Địa lí, Trường THCS Vân Sơn, huyện Sơn Động (Bắc Giang) luôn nỗ lực, say mê nghiên cứu giảng dạy và có nhiều sáng kiến trong các hoạt động của nhà trường. Đặc biệt, vài năm trở lại đây, cô miệt mài truyền dạy tiếng Tày với mong muốn thế hệ trẻ tiếp tục giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc mình.