Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tìm trong di sản

Phục dựng thành công 2 bộ xương cá voi hơn 300 tuổi

Nguyệt Anh (T/h) - 08:56, 13/01/2022

Hai bộ xương cá voi hơn 300 tuổi ở di tích Lăng Tân, huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) bị hư hỏng 40% vừa được các chuyên gia phục dựng thành công.

10 kỹ thuật viên thi công khung đỡ, xử lý xương mục, sơn phủ bóng phần xương cá voi
10 kỹ thuật viên thi công khung đỡ, xử lý xương mục, sơn phủ bóng phần xương cá voi

Hai bộ xương lần lượt dài 22m và 28m, cao gần 4m. Mỗi bộ có 50 đốt xương sống, đường kính đốt sống trên 40 cm; 28 xương sườn, mỗi xương sườn dài gần 10m; xương đầu dài 4m, xương ngà dài 4,7m. Lâu nay, các bộ xương được người dân trên đảo bảo quản và thờ cúng. 

Bà Phạm Thị Hương, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết, dự án phục dựng có tổng kinh phí đầu tư 14 tỉ đồng gồm cả xây nhà trưng bày. Đây là một trong những địa điểm du khách viếng thăm khi đảo mở cửa du lịch trở lại. Hai bộ xương cá Ông ở di tích Lăng Tân đã được công nhận là bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam và được phong tước Đồng Đình Đại Vương và Đức Ngư nhị vị tôn thần. 

Thờ cá voi là tập tục truyền thống của người dân đảo Lý Sơn và có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của cư dân miền biển. Ngư dân quan niệm cá voi như vị thần hay giúp đỡ họ khi khó khăn trên biển, nên việc phục dựng bộ xương có ý nghĩa lớn với người dân trên đảo. Đảo Lý Sơn rộng khoảng 10 km2, là huyện đảo tiền tiêu, cách đất liền 15 hải lý. Nơi đây gắn với lịch sử của đội hùng binh Hoàng Sa giữ chủ quyền biển đảo, những năm gần đây trở thành địa chỉ du lịch thu hút khách.

 Phục dựng thành công 2 bộ xương cá voi hơn 300 tuổi ở di tích Lăng Tân
Phục dựng thành công 2 bộ xương cá voi hơn 300 tuổi ở di tích Lăng Tân
Tin cùng chuyên mục
Người Ve với tiếng sáo của vang lên cùng thời gian...

Người Ve với tiếng sáo của vang lên cùng thời gian...

Một chiều, nghỉ chân ở ngôi nhà làng người Ve (xã Đắc Pring, thành phố Đà Nẵng), chúng tôi ngước nhìn trên vách mái nhà làng, bên cạnh những đầu trâu mà dân làng đã trải qua bao mùa hiến trâu ăn mừng lúa mới là những cây sáo làm từ tre nứa, được đặt cẩn thận, trang nghiêm. Không chỉ là nhạc cụ, chúng còn là ký ức của làng, là sự hiện diện của bao lớp người Ve giữa núi rừng Trường Sơn.