Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động Công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Quảng Nam: Các Chương trình mục tiêu quốc gia là cơ hội để nâng cao đời sống cho người dân vùng DTTS, miền núi

T.Nhân - 07:48, 01/12/2023

Ngày 30/11, Đoàn giám sát của Ban Chỉ đạo Trung ương về các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã Hội Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn đã đi kiểm tra thực tế tại một số địa phương và làm việc với UBND tỉnh Quảng Nam về tiến độ thực hiện các Chương trình MTQG.

Đoàn kiểm tra thực tế dự án Trường Mẫu giáo xã Tà Bhing, huyện Nam Giang được đầu tư từ Chương trình MTQGgiảm nghèo bền vững
Đoàn kiểm tra thực tế dự án Trường Mẫu giáo xã Tà Bhing, huyện Nam Giang được đầu tư từ Chương trình MTQGgiảm nghèo bền vững

Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Nam, tổng các nguồn vốn hỗ trợ thực hiện của các Chương trình MTQG năm 2023 (bao gồm cả vốn năm 2022 kéo dài) là 3.279 tỉ đồng. Tổng các nguồn vốn phân bổ hỗ trợ thực hiện của các Chương trình MTQG năm 2023 là 2.998 tỉ đồng (đạt 91%).

Qua một năm thực hiện chương trình đã được những kết quả nhất định. Hệ thống cơ chế chính sách và các văn bản hướng dẫn thực hiện cơ bản hoàn thành tương đối đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương triển khai thực hiện. Từ nguồn lực đầu tư của chương trình, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi được tăng cường đầu tư. Diện mạo nông thôn và miền núi thay đổi, cơ bản đáp ứng được nhu cầu phục vụ sản xuất, đời sống của người dân, phát triển theo quy hoạch.

Tỉnh Quảng Nam đã bám cơ sở, kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện các dự án. Các Chương trình MTQG triển khai đã phát huy hiệu quả, tập trung giải quyết các yêu cầu bức xúc, thiết thực về đời sống và sản xuất. Từng bước giải quyết nhu cầu thiết thực cho các hộ sắp xếp, ổn định dân cư, xoá nhà tạm, chuyển đổi nghề… Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi đã được tăng cường đầu tư, với khoảng 1.684 công trình. Nguồn lực đầu tư của các Chương trình đã tác động tích cực đến đời sống nhân dân trong tỉnh, đặc biệt là người dân khu vực miền núi, đồng bào DTTS.

Ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết thời gian qua, tỉnh đã hết sức tích cực, tập trung chỉ đạo thực hiện các Chương trình MTQG với sự cố gắng, trách nhiệm, quyết tâm cao nhất để khắc phục các khó khăn, vướng mắc nhằm tận dụng tối đa các nguồn lực để phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của người dân khu vực nông thôn, miền núi.

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG vẫn còn chậm so với yêu cầu, kế hoạch vốn chưa phân bổ chi tiết vẫn còn nhiều. Nguyên nhân do giai đoạn 2021-2023, nhiều văn bản của các cơ quan Trung ương ban hành triển khai còn chậm, chưa được đồng bộ, một số nội dung chồng chéo. Mặc dù một số nội dung được tháo gỡ nhưng chưa giải quyết được hết các vấn đề.

Việc phân bổ vốn cho ba Chương trình MTQG còn chậm so với yêu cầu. Số danh mục công trình nhiều, danh mục công trình năm 2023 phải thông qua HĐND các cấp nên chậm. Nguồn nhân lực các phòng, ban không đáp ứng đủ nhu cầu giải quyết công việc của chương trình MTQG…

Tại buổi làm việc, tỉnh Quảng Nam đã kiến nghị Quốc hội sớm thông qua Nghị quyết quy định một số cơ chế đặc thù, thí điểm để tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025.

Bên cạnh đó, đề nghị xem xét, tăng mức hỗ trợ cho huyện đăng ký thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn để đảm bảo thực hiện nội dung, nhiệm vụ và hoàn thành mục tiêu của Tiểu dự án 2 Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững. Tỉnh Quảng Nam cho rằng trung ương hỗ trợ cho 2 huyện là Phước Sơn và Bắc Trà My chỉ hơn 187 tỉ đồng để thực hiện Tiểu dự án 2 là quá ít so với mục tiêu, nhiệm vụ của dự án.

Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh kiểm tra dự án đầu tư từ nguồn vốn chương trình MTQG tại huyện Nam Giang
Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh kiểm tra dự án đầu tư từ nguồn vốn chương trình MTQG tại huyện Nam Giang

Quảng Nam cũng đề nghị tiếp tục ưu tiên bố trí ngân sách, huy động, lồng ghép và sử dụng hiệu quả các nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo bền vững, trước hết ưu tiên cho các huyện nghèo và xã nghèo; nghiên cứu, ban hành chính sách trợ cấp hàng tháng cho người nghèo trong hộ nghèo không có khả năng lao động, nhất là hộ nghèo chính sách người có công với cách mạng; tăng nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh, đánh giá cao nỗ lực của tỉnh Quảng Nam. Đồng thời, đề nghị Quảng Nam tập trung làm rõ kết quả, tiến độ từng chương trình, dự án, tiểu dự án để đôn đốc thực hiện. Tập trung giải ngân hết nguồn vốn năm 2023, không để dồn qua năm 2024 lại xảy ra tình trạng nguồn vốn lớn khó giải ngân. Kinh nghiệm với dự án, tiểu dự án dễ thực hiện thì làm nhanh ngay từ đầu, để dành thời gian, nhân lực thực hiện các chương trình khó hơn. Trong quá trình thực hiện còn bất cập, vướng mắc thì các Văn phòng Chương trình MTQG ở Trung ương hỗ trợ tháo gỡ. Tất cả ba Chương trình MTGQ là cơ hội cho tỉnh đổi thay đời sống người dân, nhất là người dân khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Do đó, tỉnh Quảng Nam cần tận dụng tối đa nguồn lực, thực hiện các hiệu quả các chương trình, mang lại sự phát triển tích cực cho tỉnh trong thời gian tới”, ông Thanh nhấn mạnh.

Trước khi làm việc với UBND tỉnh Quảng Nam, Đoàn công tác đã đi kiểm kiểm tra, giám sát việc thực hiện các Chương trình mục MTQG tại huyện Nam Giang.

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.