Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động Công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Quảng Nam: Nỗ lực giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS

Cát Tường - 10:05, 09/11/2023

Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là nhiệm vụ quan trọng ở Quảng Nam. Với phương thức đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, tập trung đưa chính sách bình đẳng giới, hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực... đến từng hộ dân, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật cho người dân vùng cao, để ngăn chặn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Quảng Nam đang nỗ lực giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS
Quảng Nam đang nỗ lực giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS

Tỉnh Quảng Nam có 9 huyện miền núi, trong đó, đồng bào DTTS có khoảng gần 130 nghìn người. Nhiều năm qua, cấp ủy, chính quyền và đoàn thể các cấp phối hợp thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2025 đạt những kết quả tích cực.

Là một trong những huyện vùng sâu vùng của tỉnh Quảng Nam, đến nay, vấn nạn tảo hôn ở huyện Bắc Trà My vẫn chưa chấm dứt. Hình ảnh người mẹ trẻ với gương mặt non nớt và ánh mắt thơ ngây đang cố gắng ru đứa trẻ vào giấc ngủ thật xót xa. Em N.T.T.N sinh năm 2006, xã Trà Bui đang là học sinh lớp 10, nhưng có thai phải bỏ học giữa chừng về quê lấy chồng và bắt đầu hành trình làm mẹ khi mới 16 tuổi.

Chồng của em N.T.T.N sinh năm 2004 nhưng đã phải làm chồng, làm bố ở cái tuổi còn quá nhỏ. Hai vợ chồng ở độ tuổi quá non nớt phải chăm sóc con cái và cáng đáng việc nhà, chuyện mưu sinh khiến cuộc sống càng khó khăn hơn. Em N.T.T.N chia sẻ: “Em cũng muốn đến trường nhưng mà có con phải nghỉ học. Vất vả lắm nhưng không biết làm sao”.

Nhiều giải pháp truyên truyền, giáo dục đang được lồng ghép, triển khai tại các huyện miền núi.
Nhiều giải pháp truyên truyền, giáo dục đang được lồng ghép, triển khai tại các huyện miền núi.

Được biết, từ đầu năm 2023 đến tháng 6/2023, huyện Bắc Trà My có 16 trường hợp tảo hôn. Bà Đinh Thị Hồng Thủy - Chủ tịch Hội LHPN huyện Bắc Trà My cho biết, Thời gian vừa qua, Hội LHPN huyện đã phát động và diễu hành truyền thông xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em, lồng ghép truyền thông giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Theo thống kê từ Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2015-2020, toàn tỉnh ghi nhận 830 trường hợp tảo hôn, so với giai đoạn trước (2010-2015), giảm 704 trường hợp, bình quân giảm 9,2%/ năm. Về kết hôn cận huyết thống, có 31 trường hợp, giảm 70 trường hợp so với giai đoạn trước bình quân mỗi năm giảm 13,8%. Riêng năm 2022, có 4 huyện gồm: Bắc Trà My, Phước Sơn, Nam Giang và Đông Giang hoàn thành báo cáo về số lượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Cụ thể, trên địa bàn 4 huyện này có 71 trường hợp tảo hôn và 1 trường hợp hôn nhân cận huyết thống.

Các cán bộ phụ nữ đã “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến người dân vùng cao.
Các cán bộ phụ nữ đã “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến người dân vùng cao.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS  và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam đã phối hợp chặt chẽ với các Hội, Đoàn thể ở cơ sở triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân ở các thôn, bản đặc biệt khó khăn. Việc tuyên truyền được thực hiện bằng nhiều hình thức phù hợp với đặc điểm, phong tục tập quán của từng dân tộc, từng vùng miền. Các cán bộ phụ nữ đã “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến người dân vùng cao.

Mới đây, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng Nam đã phát động công tác phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống năm 2023, nhằm vận động người dân phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của các dân tộc mình; xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, có hại về hôn nhân và gia đình; tạo sự chuyển biến căn bản về nhận thức trong xã hội, về ý thức chấp hành pháp luật.

Kết hôn đúng độ tuổi và không kết hôn cận huyết thống để có những đứa con khỏe mạnh, giảm thiểu tình trạng trẻ bị dị tật bẩm sinh.
Kết hôn đúng độ tuổi và không kết hôn cận huyết thống để có những đứa con khỏe mạnh, giảm thiểu tình trạng trẻ bị dị tật bẩm sinh.

Các giải pháp giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống gồm tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi; phát huy vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội; bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi xâm hại, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, bảo vệ phụ nữ và trẻ em; nhóm đối tượng được quan tâm, hỗ trợ là phụ nữ và trẻ em gái vùng đặc biệt khó khăn; vùng đồng bào DTTS; nạn nhân bị mua bán, bị bạo lực gia đình, bị xâm hại tình dục, di cư lao động không an toàn, người khuyết tật...

Ông A Lăng Mai, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam cho biết: Thời gian qua, Ban Dân tộc đã phối hợp làm rất tốt, chặt chẽ huyện, sở ban ngành để tuyên truyền, vận động. Đặc biệt Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các trường tổ chức tuyên truyền cho đối tượng học sinh, nhất là ở cấp THCS, THPT. Đồng thời phát tờ rơi cho đồng bào với nội dung ngắn gọn dễ hiểu, để đồng bào nhận biết được thế nào là tảo hôn mà phòng tránh, không lặp lại các vi phạm trái quy định.

Với nhiều hình thức tuyên truyền về bình đẳng giới, hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực gia đình đã mang lại hiệu quả
Với nhiều hình thức tuyên truyền về bình đẳng giới, hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực gia đình đã mang lại hiệu quả

Tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 cơ bản đẩy lùi, ngăn chặn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng DTTS. Mục tiêu cụ thể là phấn đấu giảm bình quân mỗi năm 3% đến 5% số cặp tảo hôn và 5% đến 7% số cặp kết hôn cận huyết thống. Phấn đấu trên 90% cán bộ làm công tác dân tộc, nhất là ở cơ sở xã, thôn, nóc phải được tiếp tục tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực, kỹ năng vận động tư vấn, truyền thông thay đổi hành vi về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Mong rằng từ chính sách của Nhà nước, sự vào cuộc của tỉnh Quảng Nam, đặc biệt là những huyện miền núi, sẽ giảm thiểu đáng kể tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên những bản làng vùng cao còn nhiều gian khó.  

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.