Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Quảng Nam tập trung phân bổ vốn, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các Chương trình MTQG

T.Nhân - H.Trường - 18:48, 14/02/2025

Ngày 14/2, Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2025 tổ chức cuộc họp về tình hình giải ngân nguồn vốn sự nghiệp các Chương trình MTQG năm 2024; lộ trình, tiến độ phân bổ, giải ngân nguồn vốn năm 2025.

Quang cảnh cuộc họp.
Quang cảnh cuộc họp

Theo đó, tổng nguồn vốn thực hiện của 3 Chương trình MTQG năm 2024 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (bao gồm kế hoạch vốn năm 2022, 2023 kéo dài) là 3.570,4 tỷ đồng. Đến nay, UBND tỉnh này đã phân bổ chi tiết 100% vốn đầu tư phát triển và 99,7% vốn sự nghiệp năm 2024 cho các đơn vị, địa phương.

Đến cuối tháng 1/2025 đã giải ngân 2.199/3.569 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 62%, trong đó: Vốn đầu tư: 1.286/1.877 tỷ đồng, đạt 69%; vốn sự nghiệp 913/1.691 tỷ đồng, đạt 54%.

Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đã giải ngân 581 tỷ đồng/802 tỷ đồng, đạt 72%. Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đã giải ngân 851 tỷ đồng/1.273 tỷ đồng, đạt 67%. Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi đã giải ngân 767 tỷ đồng/1.493 tỷ đồng, đạt 51%.

Tổng kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2025 thực hiện các Chương trình MTQG đã được HĐND tỉnh giao tại Nghị quyết số 58/NQ-HĐND ngày 06/12/2024 là hơn 846 tỷ đồng, gồm ngân sách Trung ương là 686.274 triệu đồng, ngân sách tỉnh là 159.742 triệu đồng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Anh Tuấn phát biểu tại buổi họp.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Anh Tuấn phát biểu tại cuộc họp

Trong đó, Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới là 288.287 triệu đồng; Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững là 227.343 triệu; Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi là 330.386 triệu đồng.

Đến nay, UBND tỉnh Quảng Nam đã phân bổ chi tiết kế hoạch vốn năm 2025 số tiền 778.125 triệu đồng/846.016 triệu đồng (đạt tỷ lệ 92%). Số vốn còn lại chưa phân bổ thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới số tiền 52.044 triệu đồng (dự kiến bố trí Chương trình OCOP do Trung ương chỉ đạo; đầu tư cơ sở vật chất của Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng để đạt chuẩn và một số nội dung khác) và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (số tiền 15.847 triệu đồng, dự kiến bố trí cho các dự án thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 4 đang thực hiện thủ tục đầu tư).

Đối với vốn sự nghiệp 2025, Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đã phân bổ chi tiết số tiền 66.970 triệu đồng từ ngân sách tỉnh; đã trình phương án phân bổ ngân sách Trung ương. Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi chưa phân bổ do nguồn vốn ngân sách Trung ương chưa giao vốn.

Xác định năm 2025 là năm cuối để thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình trong giai đoạn 2021 - 2025, theo đó Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Anh Tuấn đề nghị các sở, ban, ngành, Văn phòng điều phối Chương trình MTQG và các địa phương thụ hưởng Chương trình khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, bảo đảm hoàn thành kế hoạch đề ra.

Quảng Nam tập trung phân bổ vốn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn.
Quảng Nam tập trung phân bổ vốn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn

Trong đó, tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, quyết liệt bằng Chỉ thị, Nghị quyết, Kết luận của cấp ủy, chính quyền; có sự vào cuộc tham gia tích cực, phối hợp thực hiện giữa chính quyền với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội; phát huy vai trò của người đứng đầu và có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên, thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình để theo dõi, chỉ đạo triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát, đánh giá theo từng nội dung, nhiệm vụ, địa bàn cụ thể…

Tăng cường thực hiện hiệu quả các giải pháp huy động nguồn lực thực hiện các Chương trình MTQG, tập trung bố trí đủ vốn để đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành 3 Chương trình MTQG; tổ chức lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của các Chương trình, dự án khác trên địa bàn để thực hiện các mục tiêu, nhất là các mục tiêu về huyện, xã về đích Nông thôn mới, huyện thoát nghèo…; huy động các nguồn lực từ doanh nghiệp và sự tham gia đóng góp của cộng đồng dân cư, người dân trên tinh thần tự nguyện.

Tin cùng chuyên mục
Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Thay đổi nếp nghĩ, cách làm qua công tác tuyên truyền vận động (Bài cuối)

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Thay đổi nếp nghĩ, cách làm qua công tác tuyên truyền vận động (Bài cuối)

Để bà con tin tưởng, Người có uy tín không chỉ gương mẫu, đi đầu, mà còn luôn cập nhật thông tin mới bằng mọi cách, nhất là những vấn đề về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan sát sườn đến cuộc sống dân sinh để giải thích thỏa đáng, hướng dẫn cụ thể cho bà con chấp hành, thực hiện. Từ đó, giúp bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa, giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng buôn làng giàu mạnh, xứng đáng là với niềm tin của chính quyền cơ sở, “điểm tựa” của bà con nơi buôn làng.