Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động Công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Quảng Ngãi: Giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia vẫn còn thấp

T.Nhân - 06:31, 01/12/2023

Thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG). Tuy nhiên, do còn nhiều khó khăn, vướng mắc về một số nội dung của các chương trình chưa được hướng dẫn cụ thể hoặc chậm hướng dẫn nên tỷ lệ giải ngân vốn sự nghiệp đạt rất thấp.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ngãi, năm 2023 tổng nguồn vốn nhà nước do tỉnh quản lý bố trí thực hiện các Chương trình MTQG là hơn 1.400 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư công hơn 758 tỷ, vốn sự nghiệp hơn 676 tỷ. Đến hết tháng 10/2023, Quảng Ngãi đã giải ngân đạt hơn 478 tỷ, bằng 33,3% kế hoạch. Chương trình MTQG triển khai kịp thời đã góp phần thúc đẩy, phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn, từng bước cải thiện hạ tầng, đời sống vật chất, tinh thần người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS.

Hộ nghèo ở Quảng Ngãi đến cuối năm 2023 giảm còn 6,22%, vượt 0,46% so với kế hoạch. Riêng các huyện miền núi, hộ nghèo giảm còn 24,58%, giảm 5,73%. Công tác tuyên truyền vận động đưa người đi lao động nước ngoài, đào tạo nghề, giải quyết việc làm của tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực.

Thực hiện hiệu quả các Chương trình MTQG sẽ giúp người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Ngãi cải thiện đời sống (Ảnh minh hoạ)
Thực hiện hiệu quả các Chương trình MTQG sẽ giúp người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Ngãi cải thiện đời sống. (Ảnh minh hoạ)

Tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức sắp xếp, bố trí các dự án ổn định dân cư tập trung, hỗ trợ sửa chữa, xây nhà ở, nhựa hóa 60 km đường nông thôn, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường bán trú. Tỉnh hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán từ công trình cấp nước tập trung cho 1.145 hộ; đào tạo đưa đi lao động nước ngoài trên 200 người; tạo việc làm, tăng thu nhập cho 5.491 hộ đồng bào DTTS… Hiện có 3 địa phương đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 100/148 xã được công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Bà Nguyễn Thị Ánh Lan - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Năm 2023, tỉnh đã bám sát chủ trương, thể hiện quyết tâm chính trị rất lớn trong việc cụ thể hóa, chỉ đạo, triển khai công tác giảm nghèo. Do vậy, tỉnh đã đạt nhiều kết quả tích cực trong thực hiện các Chương trình MTQG, nhất là giảm nghèo, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người dân nghèo vùng núi, đồng bào DTTS.

Vừa qua, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG đã làm việc với UBND tỉnh Quảng Ngãi về triển khai, giải ngân vốn các Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; giảm nghèo bền vững và chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2023.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG Lê Văn Thanh ghi nhận và đánh giá cao những kết quả Quảng Ngãi đạt được trong thực hiện các chương trình, đặc biệt là công tác giảm nghèo vùng đồng bào DTTS và miền núi. 

Theo ông Thanh, Quảng Ngãi là địa phương được phân bổ nguồn vốn lớn để thực hiện các chương trình MTQG, tuy nhiên tỉnh mới đáp ứng được kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công, nguồn vốn sự nghiệp giải ngân đạt kết quả thấp. Tỉnh Quảng Ngãi cần tiếp tục rà soát làm rõ kết quả các dự án, nội dung công việc đã hoàn thành và đang thực hiện; đẩy nhanh giải ngân các nguồn vốn, nhất là vốn sự nghiệp, bởi đây là cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các địa phương trong năm 2023.

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.