Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Tặng giỏ đi chợ để bảo vệ môi trường

Nguyễn Trang - 15:15, 26/11/2019

Bà Trần Thị Lự, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Thế Lợi, xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi), suốt nhiều năm liền đã vận động giúp đỡ xây nhà cho người nghèo, neo đơn. Bà còn là người phát động phong trào bảo vệ môi trường trên địa bàn thôn Thế Lợi.

Bà Trần Thị Lự, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Thế Lợi, xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi, đang chăm sóc cây trong vườn nhà
Bà Trần Thị Lự, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Thế Lợi, xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi, đang chăm sóc cây trong vườn nhà

Nhiều hoạt động cho người nghèo

Ở tuổi 60, bà Trần Thị Lự có hơn 38 năm dạy mầm non. Từ khi nghỉ hưu, bà tham gia công tác Hội Phụ nữ thôn. Cuộc đời vốn trải qua những giai đoạn khó khăn, nên bà Lự luôn cảm thông với những người nghèo khó trong thôn, mong sao họ đều có được mái nhà che nắng, mưa lúc về già. Từ đó, bà đi vận động, kêu gọi các nhà hảo tâm, mạnh thường quân ở khu công nghiệp Tịnh Phong, người xa quê và người dân trên địa bàn thôn quyên góp ủng hộ để xây nhà cho người nghèo.

Bà Nguyễn Thị Thơm ở thôn Thế Lợi, gia cảnh rất khó khăn, lại đang nuôi con học lớp 12. Qua bà Lự, bà Thơm đã được các mạnh thường quân ủng hộ hơn 17 triệu đồng để sửa nhà. Ngoài ra, bà Lự còn giúp bà thủ tục vay vốn xóa nghèo. Đến nay, bà Thơm vươn lên thoát nghèo.

“Nhờ có bà Lự mà nhiều người nghèo đã được vay vốn làm ăn, thoát nghèo, bà còn vận động, kêu gọi ủng hộ mỗi năm 40 - 50 suất quà cho các phụ nữ, người già và trẻ em bệnh tật, khó khăn”, chị Nguyễn Thị Lan, thôn Thế Lợi cho biết.

Tặng giỏ đi chợ vì môi trường

Thời gian gần đây, qua các phương tiện thông tin đại chúng, bà Lự biết đến tác hại của rác thải nhựa. Từ đó, bà đau đáu suy tư: Làm sao để giảm thiểu rác thải nhựa ở địa phương.

Nghĩ là làm, tháng 8/2019, bà đi xin hỗ trợ từ các đoàn thể, các doanh nghiệp trên địa bàn để mua sắm 300 giỏ nhựa, phát cho phụ nữ trong thôn, vận động chị em hạn chế sử dụng túi nylon khi đi chợ. “Túi nylon tiện vài phút nhưng phải mất hàng trăm năm mới phân hủy, chưa kể độc hại đối môi trường. Tôi đi tuyên truyền, vận động các chị em đi chợ hạn chế dùng túi nylon và mang theo giỏ để đựng đồ”, bà Lự chia sẻ.

Không chỉ thế, bà Lự còn phát động thực hiện “Đoạn đường tự quản của Chi hội Phụ nữ”. Đường vào xóm 3, thôn Thế Lợi trước kia rất nhiều rác thải, nhưng nay nhờ có 2 tổ tự quản của Chi hội Phụ nữ nên sạch, đẹp và không còn ô nhiễm môi trường bởi rác thải. “Hai tổ có khoảng 30 thành viên. Các thành viên phân chia nhau thu gom và xử lý rác thải trên đoạn đường tự quản. Khi phát hiện có người xả rác sẽ nhắc nhở để mọi người cùng có ý thức. Đây là việc làm lâu dài bởi thay đổi ý thức người dân rất khó khăn, cần có kiên nhẫn”, bà Lự nói.

Bà Đào Thị Xuân Thủy, Phó Chủ tịch UBND xã Tịnh Phong nhận xét: “Không chỉ giúp đỡ nhiều người thoát nghèo, bà Lự là người có nhiều đóng góp cho phong trào hạn chế sử dụng túi nylon, phân loại rác thải và tặng giỏ đi chợ cho người dân”.

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.