Chương trình OCOP có ý nghĩa nhiều mặt, giúp tận dụng tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương, tạo việc làm, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của đồng bào DTTS và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Theo thống kê của Văn phòng điều phối Chương trình Xây dựng nông thôn mớiv tỉnh Thanh Hóa, tính đến hết tháng 4/2022, 11 huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đã phát triển được 40 sản phẩm OCOP. Trong đó, có 39 sản phẩm đạt chất lượng 3 sao và 1 sản phẩm đạt chất lượng 4 sao.
Một số huyện phát triển được số lượng sản phẩm nhiều, như: Như Thanh 5 sản phẩm, Thạch Thành 5 sản phẩm, Như Xuân 9 sản phẩm…
Ngành Nông nghiệp và các địa phương đã và đang lồng ghép các cơ chế, chính sách để hỗ trợ các chủ thể sản xuất có các sản phẩm tiềm năng phát triển theo chu trình OCOP, đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ... Đồng thời tuyên truyền rộng rãi để Nhân dân các huyện miền núi hiểu và chủ động đăng ký tham gia phát triển sản phẩm OCOP, góp phần gia tăng số lượng, chất lượng sản phẩm OCOP cấp tỉnh và nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là đồng bào DTTS.